Google SEM – Doanh nghiệp nhỏ nên làm SEO hay Ads trước

bởi | 23.05.2023 | Google Marketing, SEO


Khi làm việc với SME (Small and Medium Enterprise – Doanh nghiệp vừa và nhỏ) hoặc các công ty siêu nhỏ mới khởi nghiệp, tôi thường được hỏi 3 câu hỏi sau về cách thức triển khai SEM – Search Engine Marketing.

  • Chạy Google Ads tốt rồi thì có nên làm SEO không?
  • Làm SEO rồi có nên chạy Google Ads nữa không?
  • Doanh nghiệp nhỏ, ít nguồn lực nên làm SEM như thế nào?

Trước khi trả lời 3 câu hỏi trên, tôi nghĩ chúng ta cần tìm hiểu sơ lược về SEM.

SEM là gì?

SEM – Search Engine Marketing là những hoạt động marketing diễn ra trên các Công Cụ Tìm Kiếm như Google, Cốc Cốc, Bing, Yahoo, Facebook, Youtube. Ngoài ra, chức năng tìm kiếm trên các sàn thương mại điện tử cũng được coi như một công cụ tìm kiếm.

Khi khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về một thông tin, một sản phẩm hay dịch vụ nhất định, họ sẽ dùng các công cụ tìm kiếm này để tìm thông tin họ mong muốn. Bởi vậy, mục tiêu của SEM chính là làm tăng tần suất xuất hiện của website của bạn trên trang kết quả của các công cụ tìm kiếm. Làm thu hút thêm nhiều lượt truy cập của người dùng cho trang web.

[divi_library_shortcode id=”34963″]

Khi người dùng tìm kiếm, họ sẽ nhận được 2 loại kết quả. Loại thứ nhất là kết quả tự nhiên – organic result, tức là kết quả do công cụ tìm kiếm tự đánh giá là tốt nhất cho người dùng. Thứ hai là kết quả trả phí/quảng cáo – paid result/paid Ads, tức là nhà quảng cáo sẽ trả tiền cho công cụ tìm kiếm để được hiện trong những kết quả đầu tiên.

Xem thêm: 2 Công Thức Viết Nội Dung Quảng Cáo Nền Tảng Marketer Nào Cũng Phải Biết

Vây làm SEM là làm sao để khi người dùng/khách hàng tìm kiếm thông tin về sản phẩm, dịch của chúng ta trên các công cụ tìm kiếm, thì chúng ta phải xuất hiện trong những kết quả đầu tiên bằng Organic hoặc Paid Ads.

mo hinh SEM search engine marketing abcdigi

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, Internet đối với chúng ta chính là một kho tàng kiến thức vô tận. Internet như một quyển bách khoa toàn thư điện tử luôn bên cạnh chúng ta. Khi gặp phải câu hỏi khó, hay muốn tìm hiểu một kiến thức mới lạ chúng ta đều lên mạng và tìm kiếm thông tin rồi nhận về câu trả lời là ngay sau đó. Chúng ta thu thập thông tin, kiến thức từ các trang web trên mạng. Và theo như khảo sát thì hầu hết chúng ta sẽ lựa chọn những trang web hiện lên ở trang đầu tiên. Vị trí càng cao thì lượt truy cập, và khả năng được click càng lớn.

Ở Việt Nam, Google chiếm hơn 90% thị phần SEM. Vì thế khi nhắc tới SEM, chúng ta coi như đang nói tới Google. Và bài viết này sẽ chỉ nói về SEM trên Google. Với Google, làm SEM theo hướng Ogranic ta gọi là SEO Google (Search Engine Optimization – tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), làm theo hướng quảng cáo trả phí ta gọi là Google Ads.

Xem thêm: Công Thức Tạo Sự Thỏa Mãn WOW Cho Khách Hàng

Doanh nghiệp nên áp dụng SEM như thế nào?

Bây giờ chúng ta quay lại 3 câu hỏi đầu tiên:

  • Chạy Google Ads tốt rồi thì có nên làm SEO không?
  • Làm SEO rồi có nên chạy Google Ads nữa không?
  • Doanh nghiệp nhỏ, ít nguồn lực nên làm SEM như thế nào?

SEO và Google Ads giống như là tay phải và tay trái của Google SEM. Chúng ta không nên bỏ tay nào cả.

[dondivi_layout id=”33099″]

Đặc điểm của SEO

Với SEO, chúng ta cần thời gian để chứng minh với Google rằng website của chúng ta có nội dung chất lượng, uy tín, chuyên nghiệp và phù hợp nhất cho người dùng. SEO thì cần thời gian mới có kết quả, có thể cần từ 3 – 12 tháng để làm SEO.

Nhưng khi SEO có kết quả thì rất bền vững. Kết quả tìm kiếm từ website của chúng ta sẽ ở trên trang nhất trong thời gian dài. Nếu chăm sóc tốt, nó sẽ hầu như không bị rớt hạng. Chi phí chăm sóc cũng rất thấp so với chạy quảng cảo.

Một số điểm cần quan tâm về SEO

  • SEO on-page: Bạn tối ưu hóa trang web của mình với các từ khóa. Đó là những từ mà khách hàng mục tiêu của bạn sẽ thực hiện tìm kiếm trong Google.
  • SEO Off-Page: Là việc nhận truy cập vào trang web từ các trang web khác. Điều này chủ yếu liên quan đến việc xây dựng các liên kết ngược. Ngoài ra Google cũng có thể sử dụng các phương thức khác để kéo truy cập vào website.
  • SEO kỹ thuật: Đây là nơi bạn đảm bảo rằng Google có thể thu thập dữ liệu. Bạn có thể lập chỉ mục tất cả các trang trên trang web của bạn. SEO kỹ thuật bao gồm các yếu tố đảm bảo trải nghiệm của người ghé thăm website.
  • Tín hiệu tương tác của người dùng: Cách người dùng tương tác với trang web của bạn. Từ đó giúp Google tìm hiểu xem trang của bạn có phù hợp không. Và nếu Google coi trang của bạn không phù hợp với từ khóa đó. Như vậy họ có thể giảm thứ hạng của bạn xuống hoặc không hiển thị.
  • SEO trên thiết bị di động: giúp người dùng dễ dàng tìm và sử dụng trang web của bạn trong khi đang di chuyển và từ thiết bị di động hoặc máy tính bảng của họ.
  • Ecomerce SEO: Quy tắc SEO chỉ áp dụng cho các trang web thương mại điện tử.

SEO giống như chúng ta trồng cây bằng phương pháp organic, không dùng phân hóa học hay thuốc kích thích. Thời gian đầu chăm sóc sẽ rất cực, chi phí cao, cây lớn lên chậm. Nhưng khi cây lớn rồi thì sẽ rất khỏe mạnh và cho trái liên tục trong thời gian dài.

Để làm SEO, doanh nghiệp vừa cần có thời gian, vừa cần có ngân sách. Doanh nghiệp nào đang chật vật với dòng tiền thì không nên triển khai SEO. Doanh nghiệp chỉ nên làm SEO khi có dư một khoản tiền nhất định, ít nhất là 50 triệu. (Một số đơn vị làm dịch vụ có thể nhận SEO với ngân sách thấp hơn)

Xem thêm: 7 Cách Ứng Dụng Google Trends Trong SEO & Content Marketing

Các công cụ tìm kiếm phổ biến

Trên thế giới, có nhiều công  cụ tìm kiếm. Tuy nhiên ở Việt Nam, Google chiếm hơn 90% thị phần tìm kiếm.

Đặc điểm của Google Ads

Google Ads thì nhanh có kết quả, nhưng khi hết tiền chạy ads hoặc vì lý do nào đó không chạy ads được thì coi như khủng hoảng.

Giống như khi Facebook càn quét tài khoản quảng cáo, rất nhiều doanh nghiệp phụ thuộc vào Facebook ads lao đao, khủng hoảng. Vì không chạy được ads, họ mất tới 90% doanh số. Quảng cáo Google ổn định hơn quảng cáo Facebook rất nhiều, tuy nhiên rủi ro là vẫn có.

Chạy quảng cáo giống như là trồng cây bằng cách bón phân hóa học và thuốc kích thích. Cây sẽ lớn rất nhanh, cho trái nhanh. Nhưng khi hết thuốc, hết phân thì cây sẽ chết nhanh chóng.

Nếu có điều kiện, doanh nghiệp nên triển khai SEO và Google Ads song song với nhau. Trong thời gian đầu, khi SEO chưa lên thì Google Ads sẽ gánh team. Traffic từ Google Ads cũng hỗ trợ cho SEO nhanh hơn.

SEO tuy chưa lên, nhưng việc tối ưu website chuẩn và làm nội dung tốt khiến cho điểm chất lượng của website tăng, điểm chất lượng của web tăng thì điểm chất lượng của các quảng cáo Google cũng sẽ tăng theo. Mà điểm chất lượng của quảng cáo Google tăng thì giá quảng cáo sẽ giảm. Như vậy, Website được tối ưu SEO sẽ góp phần làm giảm chi phí chạy Google ads.

Khi SEO lên top rồi, chúng ta vẫn nên giữ Google Ads nếu như ads vẫn tạo lợi nhuận. Khi này, chúng ta sẽ có ít nhất 2 kết quả trên trang nhất. 1 là từ Ads, còn lại là từ SEO (có thể chiếm 1 – 3 kết quả nữa). Mật độ xuất hiện cao sẽ giúp chúng ta giành được traffic/khách hàng tốt hơn.

google adwords va seo 4

Các bước cơ bản để hình dung về Google Ads

  • Bước 1: Trước tiên bạn cần có một tài khoản Google Ads.
  • Bước 2: Bạn cần xây dựng các chiến dịch và xác định các từ khóa quảng cáo và nhóm quảng cáo chính.
  • Bước 3: Chọn nhóm đối tượng mục tiêu. Những nhóm người dùng mà bạn cho rằng họ sẽ là những người tìm kiếm, có hứng thú với quảng cáo của bạn.
  • Bước 4: Bắt đầu chiến dịch của bạn. Bạn sẽ chỉ thanh toán cho đến khi có người truy cập vào quảng cáo của bạn.
  • Bước 5: Theo dõi chiến dịch. Khi cần thiết thì nên thực hiện các chiến lược thay đổi linh hoạt, phù hợp.

Một số điểm cần quan tâm về Google Ads

  • Đặt giá thầu: Khi bạn sử dụng Quảng cáo Google, quảng cáo trả tiền trong tìm kiếm. Điều này luôn gắn liền với việc đặt giá thầu. Với PPC, bạn đặt giá thầu cho một từ khóa cụ thể. Và khi ai đó tìm kiếm từ khóa đó, quảng cáo của bạn sẽ hiển thị trong top tìm kiếm.
  • Điểm chất lượng: Về cơ bản, đó là cách của Google để tìm hiểu xem quảng cáo của bạn có phù hợp hay không? Google tính Điểm chất lượng dựa trên sự kết hợp giữa tỷ lệ nhấp, chất lượng của trang đích. Ngoài ra là điểm chất lượng chung của tài khoản Google Ad của bạn. Nếu quảng cáo của bạn có Điểm Chất lượng cao, bạn sẽ được giảm giá cho mỗi lần nhấp.
  • Mẫu quảng cáo: Viết mẫu quảng cáo hấp dẫn là một phần rất lớn để làm tốt với PPC. Khi quảng cáo của bạn hấp dẫn tỉ lệ nhấp cao, điểm chất lượng của bạn cao. Điều đó, có nghĩa giá mỗi lượt nhấp của bạn sẽ giảm. và nếu mẫu quảng cáo của bạn không đẩy mọi người nhấp vào, điểm chất lượng của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Và CPC của bạn sẽ bắt đầu nhận được đắt lên.
  • Nhóm quảng cáo và quản lý tài khoản: Đây là nơi bạn sử dụng dữ liệu trong tài khoản Google Ads. Mục đích để tối ưu hóa chi tiêu quảng cáo của mình.

Vậy doanh nghiệp nên làm SEM như thế nào khi chưa đủ nguồn lực?

Bước 01: Bạn nên chạy Google Ads trước để xem chuyển đổi trên website của bạn có tốt không? Có những ngành, sản phẩm có chuyển đổi trên website cực thấp, tức là không bán được hàng trên website, thì làm SEO và chạy Google ads sẽ vô ích.

Bước 02: Khi bạn chắc chắn rằng ngành của mình có thể kinh doanh trên website, bạn nên SEO những nhóm từ khóa ngách, hoặc từ khóa dài, chi tiết trước nếu như ngân sách hạn chế. (Ví dụ: thiết kế nhà nhỏ hẹp 20m2)

Nếu ngân sách tốt hơn thì SEO ra những nhóm từ khóa ngắn, chung chung hơn. (Ví dụ: thiết kế nhà nhỏ) Nếu ngân sách tốt nữa thì SEO luôn những nhóm từ khóa có liên quan đến chủ đề chính. (Ví dụ: trang trí nhà nhỏ, sửa chữa nhà nhỏ, cải tạo nhà nhỏ).

sem khac biet nhu the nao so voi cac cong cu trong marketing whldu

Như vậy, SEM là một thuật ngữ mang định nghĩa bao hàm lớn trong đó có SEO và Ads. Khi các bạn tiến hành kỹ thuật SEM thì chắc chắn bạn cũng làm SEO. Có nghĩa nếu SEO là tối ưu trang web của bạn. Vậy SEM là bạn vừa thực hiện tối ưu trang web và đồng thời bạn cũng trả tiền để mang quảng cáo của bạn lên một vị trí cao trên công cụ tìm kiếm.

Xem thêm: 21 cách Tăng Traffic Cho Website – hỗ trợ SEO & ra Doanh Số

Một số loại chiến dịch khác ngoài Google

  • Shopping Campaign: Đối với Thương mại điện tử, dạng quảng cáo này sẽ giúp khách hàng thấy được giá cả, nhãn hiệu và đánh giá của sản phẩm một cách nhanh chóng;
  • Video Campaign: Vì Youtube là một phần trong hệ sinh thái của Google nên doanh nghiệp cũng có thể quảng cáo trên Youtube dưới dạng Video;
  • App Campaign: Nếu muốn tăng lượt tải App thì dạng quảng cáo dạng này sẽ giúp đạt được mục tiêu ấy.

Những loại thuật ngữ chính trong SEM

Impressions (Số lần hiển thị): Chỉ số này chobiết tổng số lần mà quảng cáo hiển thị trên màn hình của người dùng;

Click-through rate (CTR – tỷ lệ nhấp chuột): Tỷ lệ nhấp chuột, tính bằng số lần nhấp chuột chia cho số lần hiển thị. Tỷ lệ nhấp chuột thấp báo hiệu rằng quảng cáo chưa đủ thu hút để người dùng ghé thăm Website;

Keywords (Từ khóa): Đây là các từ hoặc cụm từ được chọn để quảng cáo xuất hiện khi người dùng tìm kiếm từ khóa ấy;

Negative keywords (Từ khóa phủ định): Từ khóa mà doanh nghiệp không muốn quảng cáo hiển thị khi người dùng tìm kiếm;

Ad Rank (Xếp hạng quảng cáo): Ad Rank là giá trị được sử dụng để quyết định vị trí của quảng cáo trên trang tìm kiếm. Ad Rank càng cao thì vị trí trên trang tìm kiếm càng cao. Chỉ số này được tính dựa trên nhiều yếu tố như:

  • Giá thầu tối đa (số tiền tối đa mà doanh nghiệp sẵn sàng trả để người dùng nhấp vào quảng cáo);
  • Ad quality score (điểm chất lượng của quảng cáo);
  • Tính cạnh tranh của từ khóa;
  • Người tìm kiếm từ khóa (địa điểm, thiết bị, thời điểm tìm kiếm,…).

Ad quality Score (Điểm chất lượng): Điểm chất lượng của quảng cáo, được tính dựa trên những yếu tố như:

  • Tỷ lệ nhấp chuột.
  • Mức độ liên quan của các từ khóa với các nhóm quảng cáo mà chúng xuất hiện trong đó.
  • Mức độ liên quan và chất lượng của trang đích (hãy đảm bảo rằng trang đích có liên quan đến quảng cáo và đem lại trải nghiệm tốt cho người dùng).
  • Mức độ liên quan của văn bản quảng cáo (quảng cáo của bạn có liên quan đến từ khóa tìm kiếm vừa được thực hiện?).

Lời Kết

SEM là kênh digital marketing vô cùng quan trọng mà hầu như ai kinh doanh trên online đều phải triển khai. Bạn nên cân nhắc nguồn lực của mình, cố gắng triển khai cả organic (SEO) và paid ads.

Có thể trong thời gian đầu, cần có doanh thu nhanh, bạn tập trung vào paid ads. Khi có doanh thu rồi, bạn trích ra một phần chi phí để làm organic, và từ từ nâng dần tỷ lệ organic trong bảng cân đối doanh thu và chi phí của bạn.

Bài viết này có hữu ích với bạn không? Hãy cho tôi biết đánh giá của bạn nhé!
[Tổng: 8 Trung bình: 4.9]

0 Lời bình