7 Cách Ứng Dụng Google Trends Trong SEO & Content Marketing

bởi | 19.12.2022 | Content Marketing, Level B, SEO


Google Trends hay còn gọi là Google Xu Hướng là một trong những công cụ nghiên cứu xu hướng theo từ khoá vô cùng hữu ích được nhiều marketer tin dùng. Tuy nhiên, rất nhiều người lại không biết cách ứng dụng để có thể khai thác triệt để công dụng của công cụ này.

Vậy hãy cũng ABC Digi khám phá các chức năng khác nhau của Công Cụ Google Xu Hướng, những cách lấy thêm thông tin chi tiết về khối lượng tìm kiếm từ khóa và mở khóa sức mạnh của một trong những công cụ SEO quan trọng nhất của Google nhé.

Google trends là một công cụ miễn phí với chất lượng của một công cụ tính phí mà Marketer nào cũng nên biết

Google trends là một công cụ miễn phí với chất lượng của một công cụ tính phí mà Marketer nào cũng nên biết

[divi_library_shortcode id=”34963″]

Google Trend cho ra một kết quả xác thực nhưng nó lại không đưa ra con số lượt truy cập cụ thể. Thay vào đó, nó sẽ đưa ra số lượng truy vấn được thể hiện dưới dạng phần trăm.

Điều này sẽ lạ đối với nhiều người vì các công cụ SEO trả phí sẽ cung cấp số lượng truy cập cho mỗi keyword (từ khóa). Tuy nhiên, những con số đó chỉ là ước tính của các nhà cung cấp dữ liệu lưu lượng truy cập internet, Google Keyword Planner (công cụ lập kế hoạch từ khóa của Google), kết quả tìm kiếm được thu thập và các nguồn khác.

Dữ liệu duyệt web mà các công cụ SEO có được thu thập từ lượng truy cập ẩn danh của người dùng thông qua các pop-up blockers, browser plugin, phần mềm anti-virus. Vì vậy, các công cụ SEO trả phí cung cấp các ước tính về lưu lượng truy cập từ khóa, còn dữ liệu do Google Trends trình bày lại dựa trên các truy vấn tìm kiếm thực tế chứ không phải phỏng đoán.

Google trends có thể nói là một công cụ miễn phí đa năng khi có thể cho ra các chỉ số và kế quả vô cùng hữu ích

Google trends có thể nói là một công cụ miễn phí đa năng khi có thể cho ra các chỉ số và kế quả vô cùng hữu ích

Kết luận trên không nói Google Trend tốt hơn các công cụ từ khóa có trả phí. Nhưng nếu có thể kết hợp giữa Google Trend và các công cụ từ khóa phải trả tiền, chúng ta có thể biết được gần như chính xác về volume (khối lượng) tìm kiếm từ khóa thực sự.

Google Trend còn có các chức năng khác có thể giúp phân loại chính xác dữ liệu về từ khóa, giúp bạn có thể biết được lập quảng cáo ở vị trí nào là tốt và khám phá được nhiều từ khóa theo xu hướng mới.

Cách ứng dụng Google Trend trong SEO

1. Nhận dữ liệu chính xác hơn bằng cách so sánh từ khoá

Google Trends hiển thị biểu đồ về lưu lượng truy cập trên thang điểm từ 0 đến 100. Vậy nên bạn sẽ không biết được con số cụ thể của nó là trăm lượt hay ngàn lượt tìm kiếm vì kết của mà bạn nhìn thấy được chỉ là tỉ lệ phần trăm của chúng.

Tuy nhiên, các số này sẽ có nhiều ý nghĩa hơn khi chúng được so sánh với các từ khóa có mức lưu lượng truy cập đã biết từ một cụm từ khóa khác.

Ví dụ như khi bạn so sánh khối lượng tìm kiếm của từ khóa với một từ khóa có số lượng lưu lượng truy cập chính xác đã biết từ một chiến dịch PPC (Pay per Click).

Từ khoá bạn dùng để so sánh không nhất thiết phải nằm chung trong một lĩnh vực mà nó có thể nằm trong một lĩnh vực bất kỳ nào đó hoặc cũng có thể là tên của một người nổi tiếng đang thịnh hành.

Điều quan trọng là dữ liệu về khối lượng tìm kiếm các từ khóa chung.

Google xuất bản trang web Google Trends Daily Trends – trang web hiển thị các truy vấn tìm kiếm theo xu hướng. Trong trang web này, Google cung cấp các từ khóa theo search volume (khối lượng tìm kiếm) dưới dạng số, ví dụ như những từ khóa có hơn 100.000 lượt tìm kiếm mỗi tháng, v.v.

Ví dụ về cách xác định khối lượng tìm kiếm:

Chúng ta sẽ chọn một cụm từ khóa cụ thể để minh hoạ cho dễ hình dung hơn về cách sử dụng Google Trends trong việc tìm kiếm search volume (khối lượng tìm kiếm). Và trong trường hợp này, cùng kiểm tra thử với cụm từ “how to lose weight”.

Đầu tiên, chúng ta sử dụng search volume đã biết và so sánh chúng với cụm từ khóa mục tiêu.

Sau đó, Google sẽ cung cấp khối lượng tìm kiếm trên trang tìm kiếm thịnh hành của mình. Lưu ý, trang này có thể được điều chỉnh theo xu hướng ở bất kỳ quốc gia nào.

Tiếp theo ta tìm xu hướng tìm kiếm cho cụm từ khóa mục tiêu

Cụm từ khóa mục tiêu mà chúng ta đang thử nghiệm là “how to lose weight”

Dưới đây là ảnh chụp màn hình về xu hướng một năm cho cụm từ khóa đó:

Xu hướng tìm kiếm trên Google Trends của cụm từ "How to lose weight" trong một năm

Xu hướng tìm kiếm trong một năm của cụm từ “How to lose weight” trên Google Trends

Như bạn có thể thấy, đó là một đường xu hướng khá ổn định từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 9 năm 2022.

Sau đó, chúng ta thêm hai cụm từ khóa có số lượng tìm kiếm gần đúng để so sánh cả ba trong khoảng thời gian 24 giờ (chúng ta sử dụng khoảng thời gian 24 giờ vì khối lượng tìm kiếm cho các từ khóa so sánh đang có xu hướng trong một ngày).

Biểu đồ so sánh 3 xu hướng của 3 loại từ khoá khác nhau trên Google trends

Biểu đồ so sánh 3 xu hướng của 3 loại từ khoá khác nhau trên Google trends

Cụm từ khóa mục tiêu của chúng ta là đường xu hướng màu đỏ nằm ở giữa các cụm từ khóa “Ana De Armas” (đường màu xanh) và “Bret Favre News” (đường màu vàng).

So sánh ở trên cho chúng ta biết là cụm từ “làm thế nào để giảm cân” có hơn 20.000 lượt tìm kiếm nhưng ít hơn 50.000 lượt tìm kiếm.

Lượng tìm kiếm tương đối của “làm thế nào để giảm cân” chỉ bằng 50% so với cụm từ khóa “Ana De Armas”.

Vì “Ana De Armas” có lượng tìm kiếm khoảng hơn 50.000 lượt và “Bret Favre News” có lượng tìm kiếm hơn 20.000 lượt trong cùng một ngày, chúng ta có thể đưa ra kết luận rằng cụm từ khóa “làm thế nào để giảm cân” có lượng tìm kiếm trung bình hàng ngày khoảng 30.000 lượt.

Ngoài ra, con số thực tế có thể cao hơn vì Google Trend hiển thị mức cao và mức thấp tại các thời điểm cụ thể trong ngày nên tổng số trong ngày có thể sẽ cao hơn.

Phiên bản trên có thể không chính xác 100%. Nhưng nó có thể sử dụng để so sánh và xác thực dữ liệu từ một công cụ nghiên cứu từ khóa phải trả phí khác.

2. Khám phá insights từ các trend tức thời

Có hai cách chung để xem xét dữ liệu từ khóa là xem trong dài hạn và ngắn hạn.

Bạn có thể yêu cầu Google Trends hiển thị cho bạn xu hướng lưu lượng truy cập kéo dài từ năm 2004. Điều này có giá trị trong việc hiển thị cho bạn xu hướng người xem.

Trends dài hạn hướng lên: Nếu một xu hướng liên tục đi lên, điều này có nghĩa là bạn cần tập trung nguồn lực vào việc tạo nội dung cho xu hướng này.

Trends: dài hạn đi xuống: Nếu đường xu hướng đi xuống đều đặn, thì đó có thể là tín hiệu cho thấy mức tiêu thụ nội dung của khán giả đang thay đổi.

For example, review this five-year trend for [WordPress] the search term, WordPress the software, and WordPress the website:

Ví dụ: xem lại xu hướng 5 năm này cho cụm từ tìm kiếm “WordPress” gồm phần mềm WordPress và trang web WordPress, chúng ta có thể nhận thấy xu hướng giảm rõ ràng cho WordPress trong cả ba biến thể.

Xu hướng giảm kéo dài đến các cụm từ liên quan như:

  • WordPress themes
  • WordPress plugin
  • WordPress hosting

Có nhiều lý do khiến xu hướng tìm kiếm đi xuống như khán giả đã không còn hứng thú đối với vấn đề đó, sự quan tâm đó đã chuyển qua một vấn đề khác hoặc xu hướng đã trở nên lỗi thời.

Danh mục sản phẩm máy ảnh kỹ thuật số là một ví dụ điển hình về vòng xoáy đi xuống do sản phẩm này bị thay thế bởi một sản phẩm khác.

Xu hướng máy ảnh analog truyền thống bị giảm xuống và thay thế cho nó là máy ảnh kỹ thuật số. Hiện tại, xu thế máy ảnh kỹ thuật số bị giảm xuống và thay vào đó là Iphone.

Biết xu hướng nào đang có đà phát triển mạnh sẽ giúp marketers hoặc các nhà sáng tạo nội dung biết được nên hướng đến những chủ đề nào hoặc loại sản phẩm nào.

Xem thêm: Google SEM – Doanh nghiệp nhỏ nên làm SEO hay Ads trước

3. Các chủ đề và câu hỏi liên quan

Google Xu Hướng có hai tính năng tuyệt vời là “Chủ đề có liên quan” và “Truy vấn có liên quan”.

3.1. Topics

Chủ đề là các truy vấn tìm kiếm chia sẻ một khái niệm. Và việc xác định các chủ đề có xu hướng tăng lên sẽ rất hữu ích cho việc tìm hiểu xem nhu cầu của người tiêu dùng đang thay đổi như thế nào.

Những thông tin này sẽ là nguồn cung cấp ý tưởng cho việc tạo nội dung hoặc lựa chọn sản phẩm mới.

Theo Google:

“Về các chủ đề liên quan

Người dùng tìm kiếm các cụm từ của bạn cũng đã tìm kiếm các chủ đề này.

Bạn có thể xem các số liệu sau

Top – Các chủ đề phổ biến nhất. Tính điểm theo thang điểm tương đối trong đó giá trị 100 là chủ đề được tìm kiếm phổ biến nhất và giá trị 50 là chủ đề được tìm kiếm thường xuyên bằng một nửa so với cụm từ phổ biến nhất, v.v.

Rising – Các chủ đề liên quan có tần suất tìm kiếm tăng nhiều nhất tính từ khoảng thời gian trước đó.

Các kết quả được đánh dấu là “Đột phá” đã tăng lên đáng kể là những chủ đề mới hoặc những chủ đề có ít lượt tìm kiếm trước đó.”

3.2. Truy vấn liên quan

Truy vấn liên quan cũng tương tự như mô tả của Chủ đề liên quan.

Các truy vấn hàng đầu (Top) thường là các tìm kiếm phổ biến nhất. Truy vấn gia tăng (Rising) là những truy vấn đang trở nên phổ biến.

Tại Google Trends, bạn có thể tìm thấy các tìm kiếm phổ biến và các tìm kiếm đang trở nên phổ biến

Tại Google Trends, bạn có thể tìm thấy các tìm kiếm phổ biến và các tìm kiếm đang trở nên phổ biến

Dữ liệu từ “Truy vấn gia tăng” rất hữu ích để vượt lên trên đối thủ.

4. Trend ngắn hạn mang lại lượng truy cập lớn

Xem xu hướng từ khóa trong chế độ xem ngắn hạn như chế độ xem 90 ngày hoặc 30 ngày có thể cho bạn biết được nhiều thông tin chi tiết có giá trị để tận dụng các xu hướng tìm kiếm đang thay đổi nhanh chóng.

  • Google Discover và Google News có rất nhiều lượt truy cập
  • Google Discover được gắn với các chủ đề thịnh hành liên quan đến tìm kiếm
  • Google News chuyên về các sự kiện hiện tại.

Các trang web trên trở thành những kênh có lượt truy cập cao nhờ việc biết xu hướng ngắn hạn là gì.

Một lợi ích của việc xem các xu hướng ngắn hạn là có thể dự đoán được ngày nào trong tuần là ngày có lượt tìm kiếm cao nhất của một từ khóa bất kỳ nào đó khi nó được nhiều người quan tâm.

Khi bạn biết được những ngày nào trong tuần có mức độ quan tâm tăng đột biến đối với một chủ đề nhất định nào đó, bạn có thể lập kế hoạch đăng bài. Từ đó, nội dung của bạn sẽ luôn có sẵn khi người xem tìm kiếm nó.

Xem thêm: Khóa học miễn phí ABC Google Ads – Quảng cáo Google cơ bản

5. Từ khóa theo danh mục

Google Trends có chức năng thu hẹp phạm vi tìm kiếm từ khóa theo chủ đề danh mục. Do đó, dữ liệu từ khoá được cung cấp sẽ có độ chính xác cao hơn.

Tab danh mục rất quan trọng vì nó tinh chỉnh nghiên cứu từ khóa của bạn theo đúng ngữ cảnh. Ví dụ như ngữ cảnh từ khóa của bạn là “SEO tổng thể”, thì bạn nên tinh chỉnh Google Trends để chỉ hiển thị dữ liệu cho ngữ cảnh SEO.

Google Trends cho phép bạn thu hẹp phạm vi tìm kiếm từ khóa theo chủ đề danh mục

Google Trends cho phép bạn thu hẹp phạm vi tìm kiếm từ khóa theo chủ đề danh mục

Bằng cách thu hẹp dữ liệu theo danh mục, bạn sẽ có thể tìm thấy thông tin chính xác hơn liên quan đến các chủ đề mà bạn đang nghiên cứu trong ngữ cảnh chính xác.

6. Xác định từ khóa theo vị trí địa lý

Thông tin từ khóa theo vị trí địa lý của Google Trends được sử dụng để xác định nên quảng bá trang web của bạn tại khu vực nào là tốt nhất, đồng thời điều chỉnh nội dung phù hợp cho các khu vực cụ thể.

Ví dụ: Sản phẩm này phù hợp với Washington D.C. và Texas, bạn nên hướng hoạt động quảng cáo và bản địa hoá nội dung quảng cáo đến hai khu vực đó.

Google Trend hỗ trợ thống kê xếp hạng vị trí địa lý theo số lượt tìm kiếm từ khoá

Google Trend hỗ trợ thống kê xếp hạng vị trí địa lý theo số lượt tìm kiếm từ khoá

Trên thực tế, việc tập trung các hoạt động quảng cáo vào những khu vực mục tiêu đầu sẽ đem lại khởi đầu tốt và những số liệu tốt vì khách hàng ở những nơi đó sẽ quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn nhiều hơn những nơi khác.

Thông tin về mức độ phổ biến của từ khóa theo khu vực rất có giá trị đối với việc xây dựng liên kết, tạo nội dung, quảng bá nội dung và pay-per-click (PPC: trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột).

Bản địa hóa nội dung (và quảng cáo nội dung đó) có thể làm cho nội dung đó phù hợp hơn và thân thiện hơn với những người quan tâm đến nội dung (hoặc sản phẩm) đó.

Google xếp hạng các trang theo đối tượng phù hợp nhất. Vì vậy, việc kết hợp yếu tố địa lý vào nội dung của bạn sẽ giúp trang web của bạn xuất hiện trong tầm mắt khách hàng mục tiêu của bạn.

7. Nhắm đến ý định tìm kiếm với Search Types

Google Trends cho bạn khả năng tinh chỉnh thêm dữ liệu từ khóa bằng cách phân đoạn dữ liệu đó theo Search Type (loại tìm kiếm).

Tinh chỉnh nghiên cứu Google Trends theo loại tìm kiếm cho phép bạn loại bỏ những thứ gây nhiễu làm cho nghiên cứu từ khóa của bạn trở nên kỳ lạ và giúp nó trở nên chính xác và có ý nghĩa hơn.

Dữ liệu Google Trends có thể được tinh chỉnh từ:

  • Web Search (tìm kiếm trên website)
  • Image Search (tìm kiếm bằng hình ảnh)
  • News Search (tìm kiếm bằng tin tức)
  • Google Shopping (mua sắm từ Google)
  • YouTube Search (tìm kiếm trên Youtube)

Google Trends cho phép bạn tinh chỉnh nghiên cứu theo loại tìm kiếm

Google Trends cho phép bạn tinh chỉnh nghiên cứu theo loại tìm kiếm

Tìm kiếm trên YouTube là một cách cực kỳ hay ho để xác định xu hướng tìm kiếm các nội dung có từ “làm thế nào”. Rất nhiều người sử dụng cụm từ này khi tìm kiếm trên YouTube như: Làm thế nào để học giỏi ngoại ngữ, làm thế nào để sử dụng Google Trend,…

Mặc dù đây là những tìm kiếm được thực hiện trên YouTube nhưng dữ liệu xu hướng rất hữu ích vì nó cho chúng ta biết người dùng đang tìm kiếm điều gì.

Khi tìm kiếm Google Trends về các từ “làm thế nào”, “cái gì”, “ở đâu”, “khi nào”, “tại sao” và “ai”, chúng ta sẽ thu được kết quả cho thấy các truy vấn tìm kiếm bắt đầu bằng “làm thế nào” phổ biến nhất trên YouTube từ xưa đến nay.

Google Trends chỉ ra rằng cụm từ "Làm thế nào" được tìm kiếm nhiều nhất trên Youtube

Google Trends chỉ ra rằng cụm từ “Làm thế nào” được tìm kiếm nhiều nhất trên Youtube

Nếu cụm từ khóa của bạn liên quan đến nội dung hướng dẫn sử dụng các từ như “làm thế nào”, thì việc tinh chỉnh nghiên cứu của bạn với loại tìm kiếm trên YouTube sẽ cung cấp được nhiều thông tin chi tiết hữu ích.

Đây là một ví dụ về cách sử dụng các loại tìm kiếm khác nhau giúp tinh chỉnh dữ liệu Google Xu hướng: Tôi đã tìm kiếm các từ khoá “thế nào”, “cái gì”, “ở đâu”, “khi nào”, “tại sao” và “ai” trên News Search (Tìm kiếm Tin tức). Kết quả thu được là nó khác khá nhiều so với tìm kiếm trên YouTube. Mọi người sẽ tìm kiếm về “làm thế nào” trên Youtube, “cái gì” và “như thế nào” trên News Search.

Theo Google trends, cụm từ "cái nào" và "như thế nào" được tìm kiếm nhiều trên News Search

Theo Google trends, cụm từ “cái nào” và “như thế nào” được tìm kiếm nhiều trên News Search

Khi tạo nội dung liên quan đến tin tức, việc xác định góc độ chính xác để báo cáo một mục tin tức là rất quan trọng.

Nắm rõ các từ khoá “cái gì” hoặc “ai” có liên quan nhất đến một chủ đề nào đó sẽ hữu ích cho việc tạo tiêu đề đối với những vấn đề mà người đọc quan tâm nhất.

Ví dụ điển hình, vào những ngày sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, từ khóa “ai” là từ có lượt tìm kiếm tăng đột biến nhất.

Mỗi sàng lọc truy vấn loại tìm kiếm hiển thị một trợ giúp khác nhau để tinh chỉnh kết quả để chúng hiển thị thông tin chính xác hơn. Vì vậy, hãy thử các lựa chọn loại tìm kiếm vì thông tin được cung cấp có thể chính xác và hữu ích hơn so với phiên bản “tìm kiếm trên web” chung chung và có khả năng bị nhiễu loạn thông tin hơn.

Xem thêm: Tối ưu SEO theo 8 thuật toán lõi của Google

Lời kết

Thông thường mà nói, các công cụ miễn phí bao giờ cũng không hữu ích bằng các công cụ trả phí, trừ Google Trend.

Bài viết này liệt kê 7 cách khám phá xu hướng và mẫu hữu ích liên quan đến search (tìm kiếm). Đặc biệt, độ chính xác của chúng có khi còn cao hơn các công cụ phải trả phí trên thị trường.

Cùng ABC Digi tìm hiểu thêm nhiều điều hay ho về Marketing nói chung và công cụ Google Trend nói riêng bằng cách thực hành ngay nhé!

Bài viết này có hữu ích với bạn không? Hãy cho tôi biết đánh giá của bạn nhé!
[Tổng: 2 Trung bình: 5]

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *