Bounce Rate là gì mà 80% SEOer hiểu sai? & 15 cách tối ưu

bởi | 02/12/2022 | On-Page, Level B, SEO, Website


Nếu như bạn đang làm SEO, hoặc đang quản lý một website, Tôi chắc rằng bạn đã chạm mặt với chỉ số Bounce Rate, hay còn gọi là Tỷ Lệ Thoát Trang, rất nhiều lần. Đây là một trong 4 chỉ số quan trọng nhất trong Analytics, luôn hiện lên đầu trong report. Ắt hẳn phải có lý do thì Google mới làm như vậy.

Tuy nhiên, theo khảo sát của tôi thì tới 80% webmaster và SEOer chưa hiểu đúng về chỉ số này. Bản thân tôi cũng từng hiểu sai về Bounce Rate suốt 3 năm đầu làm SEO. Tôi cứ tiếc hùi hụi rằng nếu mình hiểu đúng và làm đúng ngay từ đầu thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và nguồn lực cho SEO. Vì thế tôi viết bài này để chia sẻ với bạn những kiến thức đúng nhất về Bounce Rate.

Đây là bài viết dài 5000 từ, chia sẻ gần như mọi thứ về Bounce Rate để bạn hiểu và biết cách cải thiện chỉ số này, từ đó cải thiện trải nghiệm người trên website, dẫn đến tăng chuyển đổi và tăng điểm SEO cho website của bạn. Bạn sẽ cần dành ra khoảng 20 – 30 phút để đọc hết bài này. Sau khi đọc xong bạn sẽ nhận được những giá trị sau:

1- Hiểu rõ bản chất và cách Google tính toán Bounce Rate

2- Vai trò chính của bounce rate

3- 3 hiểu lầm thường gặp về chỉ số này

4- Cách Audit – kiểm tra bounce rate của website

5- 15 cách cải thiện bounce rate hiệu quả nhất (được rút gọn từ hơn 40 cách mà ABC Digi đã thử nghiệm trong suốt 4 năm)

Bạn đã sẵn sàng chưa, chúng ta bắt đầu nhé!

I. Kiến thức nền tảng về Bounce Rate – 80% SEOer bỏ qua nên hiểu sai, làm sai

Những kiến thức cơ bản luôn là quan trọng nhất. Thế nhưng, nhiều người thích “đốt cháy giai đoạn”, nhảy vào kiến thức nâng cao trong khi chưa nắm rõ căn bản. Hậu quả là càng làm càng sai. Phần này, tôi sẽ chia sẻ về những kiến thức căn bản nhưng vô cùng quan trọng về Bounce Rate. Hiểu đúng bản chất của Bouce Rate, chúng ta sẽ biết cách tối ưu hiệu quả nhất.

1. Bounce Visit và Bounce Rate là gì?

Bounce Visit là gì?

Bounce Visit được Google định nghĩa là một truy cập chỉ có duy nhất một tương tác truy cập website trong suốt một session.

Google gọi việc user vào website là tương tác truy cập. Như vậy, nói nôm na là user truy cập vào website, rồi không có tương tác gì mà thoát khỏi web, hoặc ở đó cho hết session (mặc định là 30 phút, có thể thay đổi trong Analytics) thì được tính là 1 bounce visit.

Ví dụ cho Bounce Visit

Đức vào trang A, đọc xong rồi thoát

Đức vào trang A, để đó rồi đi cà phê quá 30 phút.

Chú ý: bounce không phải là thoát trang thông thường, bounce là thoát trang mà không có một tương tác gì với website ngoại trừ việc truy cập vào website. Nếu user vào web và có một tương tác nào đó được Google ghi nhận như coi video, share bài viết, hoặc user thực hiện một hành động nào đó được gắn event tracking như click vào live chat, điền form thì sẽ không bị tính là bounce, cho dù user đó chỉ coi đúng 1 trang đó rồi thoát.

Bounce Rate là gì

Bounce Rate chỉ số vô cùng quan trọng mà bạn nên biết

Ví dụ không phải Bounce visit

Đức vào trang A, đọc nội dung rồi click vào trang B.

Đức vào trang A, đọc nội dung và click xem video (với điều kiện click xem video được gắn event tracking), rồi thoát.

Bounce Rate là gì?

Bounce rate là tỉ lệ Session có Bounce Visits trên tổng Session trong một khoảng thời gian nhất định.

Bounce rate được tính như thế nào?

Giả sử trong 10 ngày qua, website acbdigi.marketing có 1000 session, trong đó có 400 session là bounce visit. Vậy:

Bounce rate = (400/1000) * 100% = 40%

2. Bounce rate khác gì Exit rate?

Như đã nói phía trên, Bounce Rate là tỉ lệ phần trăm các session chỉ có duy nhất 1 tương tác truy cập.

Một trang chỉ bị tính bounce rate khi trang đó là trang bắt đầu một session.

Còn Exit rate của 1 trang là tỉ phần trăm trang đó là trang cuối cùng của session.

Ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn dễ hình dung hơn. Giả sử website abcdigi.marketing có 3 session như sau:

Session 01: Trang A > Trang B > Trang C > Exit

Session 02: Trang C > Trang B > Exit

Session 03: Trang B > Exit

So sánh bounce rate và exit rate

Điểm khác nhau giữa bounce rate và exit rate

Ta sẽ tính được:

Với Trang B:

Session = 3

Bounce rate = 33%. Vì ở session 02, B không phải là trang bắt đầu Session nên không bị tính là bounce visit. Trang B chỉ bị 1 bounce visit ở Session 03. Nên Bounce rate của B = 1/3 = 33%).

Exit rate = 66%. Vì B là trang cuối của của 2 session 02 và 03.

Với Trang C:

Session = 02

Bounce Rate = 0%

Exit rate = 50%. Vì C là trang cuối của session 01.

Với Trang A:

Session = 1

Bounce Rate = 0%

Exit Rate = 0%

3. Vai trò của bounce rate

Bounce rate là chỉ số quan trọng giúp chúng ta biết được nội dung có đủ tốt, có tính tương tác hay không để cải thiện nội dung, giúp tăng trải nghiệm người dùng trên website. Tuy nhiên, tùy trường hợp mà bounce rate cao hay thấp lại có giá trị khác nhau.

4. Bounce rate bao nhiêu là tốt?

Bounce rate bao nhiêu là tốt thì còn tùy vào thị trường của website. Mỗi thị trường sẽ có chỉ số này khác nhau. Ví dụ chủ thị trường tin tức sẽ thường có bounce rate thấp hơn thị trường về hút hầm cầu. Thường thì bounce rate thấp hơn tỉ tệ chung của thị trường là tốt. Nếu bạn không biết tỷ lệ chung của thị trường bạn đang SEO là bao nhiêu thì có thể áp dụng các tỷ lệ sau:

Bounce rate > 80%: tệ

Bounce rate 70 – 80%: hơi tệ

Bounce rate 50 – 70%: chấp nhận được

Bounce rate 30 – 50%: tốt

Bounce rate 20 – 30%: xuất sắc

bounce rate la gi 3 1

Bouncer rate < 20%: rất hiếm, thường là lỗi set up các mã event tracking, hoặc là cố tình set up event tracking sai nhằm làm đẹp số liệu. (Có thể dễ dàng làm cho dữ liệu về session duration, bounce rate và time on page trở nên rất “đẹp”, tuy nhiên ngoài việc làm cho nó đẹp thì nó chẳng giúp ích gì cho SEO, thậm chí nó còn khiến người quản lý website bị đánh lừa, tưởng rằng web đang rất tốt, nhưng thực ra thì chưa chắc vậy.)

5. Hiểu lầm về Bounce Rate

1. Bounce rate cao thì luôn không tốt

Không hẳn như vậy. Nó còn tùy thuộc vào loại nội dung và nhu cầu của user khi đọc nội dung đó. Với những nội dung chỉ cần đọc 1 trang là đủ thì bounce rate cao không là vấn đề. Với loại nội dung mà user cần đọc nhiều trang mới thỏa mãn nhu cầu thì bounce rate cao là tín hiệu không tốt.

Ví dụ: Đức search trên Google từ khóa “cách đi Cần Giờ”. Đức vào trang A, đọc một lèo và biết được cách đi rồi thoát trang. Như vậy trang A tuy có bounce rate cao nhưng trải nghiệm của người dùng vẫn tốt nên hoàn toàn không ảnh hưởng đến SEO.

Xem thêm: 21 cách Tăng Traffic Cho Website

2. Bounce rate là một yếu tố xếp hạng SEO

Không phải. Bounce rate là một chỉ số trung gian để chúng ta kiểm soát chất lượng nội dung và mức độ tương tác của website. Như ví dụ phía trên, cho dù trang A có bouce rate cao, nhưng trang A mang lại nội dung giá trị và trải nghiệm người dùng tốt nên vẫn sẽ có điểm SEO tốt.

Một trong những cách mà Google đánh giá nội dung của chúng ta tốt hay không đó là việc user có đọc thêm nội dung của trang web khác sau khi đọc nội dung trên website chúng ta hay không.

Ví dụ: Đức search từ khóa “cách đi Cần Giờ” và vào trang A, Đức đọc hết trang A rồi thoát và không vào website nào khác để đọc. Như vậy, có nghĩa là nội dung của trang A đã đáp ứng đủ nhu cầu của Đức. Google thích điều này và sẽ cộng thêm điểm SEO cho trang A, cho dù trang A có bounce rate cao.

3. Bounce rate là tỷ lệ thoát trang

Không phải. Bounce rate là tỷ lệ thoát khỏi website mà không có tương tác nào ngoài việc truy cập vào website. Nếu bạn chưa rõ vấn đề này, vui lòng đọc lại phần định nghĩa về Bounce rate.

II. Cách Audit bounce rate

Chúng ta đã hiểu rõ Bounce là gì, cách Google tính bounce rate, ý nghĩa và vai trò của chỉ số này trong việc tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Bước tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu các để Audit – tức kiểm tra lại bounce rate của website để xác định vấn đề để có phương án giải quyết phù hợp.

1. So sánh với bounce rate chung của ngành

Để biết bounce rate là tốt hay chưa tốt, chúng ta cần có một tham chiếu để so sánh. Tham chiếu tốt nhất là bounce rate chung của ngành mà chúng ta đang làm. Những chỉ số này có thể xem tại đây

1 110

So sánh bounce rate chung của ngành để biết tốt hay chưa

2. Xem nguồn traffic

Acquisition > All Traffic > Channels > Click ‘Comparison’ button

Các traffic từ social và referral từ các website khác thường có tương tác kém và thụ động hơn traffic từ google search hoặc direct. Chúng ta có thể xem dữ liệu bounce rate từ những nguồn này tại GA: Acquisition > All Traffic > Channels > Click ‘Comparison’ button.

Khi xác định những traffic source có bounce rate thấp, chúng ta sẽ tìm cách khắc phục nó.

3. Tìm những trang có bounce cao

Tiếp đến, ta sẽ kiểm tra những trang có bounce rate cao để xem xét cách xử lý. Chúng ta tìm những trang đó tại đây Google Analytics: Behaviour > Site Content > Landing Pages.

4. Kiểm tra sự nhập nhàng của ý nghĩa từ khóa

Có những từ khóa có nhiều ý nghĩa. Người dùng khi Google từ khóa đó thì mục đích của họ có thể hoàn toàn khác với nội dung chúng ta viết bài. Ví dụ, có một từ khóa là The Full House. Người dùng khi search từ khóa này có thể có 1 trang 3 mục đích sau:

– Tìm kiếm thông tin về Home stay The Full House

– Tìm kiếm thông tin về phim The Full House

– Tìm kiếm dịch vụ tư vấn Tâm lý gia đình The Full House

Như vậy, nếu chúng ta làm về dịch vụ tư vấn Tâm lý gia đình The Full House và có 1 bài viết lên top với Tiêu đề: 10 điều tuyệt vời nhất về The Full House. Với tiêu đề này thì cả 3 đối tượng đều có thể hiểu lầm, khi 2 đối tượng kia vào website và thấy nội dung không như họ muốn thì họ sẽ thoát ngay.

Kiểm tra từ khoá và chọn kỹ lưỡng có thể giúp giảm bounce rate

Kiểm tra lại từ khoá để tránh người đọc hiểu sai nội dung truyền tải

Nếu tiêu đề là 10 điều tuyệt vời nhất về dịch vụ của The Full House, thì vẫn sẽ gây nhầm lẫn cho đối tượng đang tìm kiếm thông tin về home stay.

Như vậy, với những từ khóa nhập nhàng, nhiều ý nghĩa như thế này. Ta phải viết tiêu đề và phần mô tả SEO thật rõ ràng để user không bị nhầm lẫn khi vào đọc nội dung.

Với những trang có bounce rate cao, chúng ta phải kiểm tra kỹ vấn đề này. Có khi chỉ cần chỉnh lại tiêu đề và mô tả SEO là đã giảm bounce rate vô cùng hiệu quả.

Xem thêm: Nghiên Cứu Từ Khóa SEO Từ A đến Z – Có template mẫu

III. Cách cải thiện Bounce rate

Bây giờ chúng ta sẽ tới phần 15 cách cải thiện bounce rate cho trang hoặc website. ABC Digi đã test hơn 40 cách để cải thiện chỉ số Bounce Rate, và rút lại được 15 cách này, tất cả đều đã được chúng tôi triển khai và chứng minh hiệu quả.

1. Tối ưu design cho Mobile

Bây giờ là thời đại của mobile, vì thế chúng ta, những con dân digital luôn phải có tư duy Mobile – first, tức là luôn ưu tiên cho các phiên bản mobile. Google cũng tuyên bố rằng họ sẽ tính điểm trải nghiệm phiên bản mobile trước phiên bản desktop.

Tối ưu design cho Mobile giúp cải thiện Bounce rate

Cải thiện Bounce rate bằng cách tối ưu design cho Mobile

Tuy nhiên, vẫn có nhiều website có giao diện mobile rất tệ, thậm chí còn không có giao diện mobile. Khi người dùng vào những website như thế, họ sẽ rất khó đọc nội dung khi phải zoom lên, zoom xuống, hoặc lướt qua, lướt lại liên tục. Người dùng mobile thì rất lười, liệu rằng bao nhiêu người chịu đọc nội dung ở những trang web như vậy. Bản thân tôi thì chắc là không rồi đó. Trừ khi trang web đó là nơi duy nhất có nội dung tôi cần.

2. Xem lại design của website

Nói về design thì nó là cả một thế giới khác, tôi không có nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức thiết kế website, tuy nhiên tôi biết chắc chắn những điều dưới dây có ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm người dùng trên website

– Màu sắc

Màu sắc mang lại cảm xúc. Điều này đã được khoa học chứng minh. Ví dụ màu đỏ, cam mang lại năng lượng, sự hào hứng. Màu xanh biển mang lại sự yên bình và đáng tin. Màu xanh lá cây mang lại sự khỏe khoắn, nhẹ nhàng. Màu vàng mang lại sự sáng tạo. Như vậy tùy vào nội dung và cảm xúc bạn muốn tạo cho khách hàng của mình mà sẽ dùng những màu sắc cho phù hợp.

Có thể bạn không thay đổi được những màu sắc mặc định của web, tuy nhiên bạn luôn có thể thay đổi màu của hình ảnh, hoặc dùng hình ảnh có màu thích hợp trong bài viết.

Ngoài ra, bạn nên quan tâm tới việc hài hòa màu sắc trên website. Nếu website toàn màu nóng như đỏ, cam, vàng thì dễ làm cho mắt căng thẳng. Nếu website toàn màu lạnh thì có thể làm người đọc dễ buồn ngủ.

Nếu website dùng màu âm bản, tức nền đen, chữ trắng thì có thể nhiều người dùng cũng thấy khó đọc.

Hãy tham khảo ý kiến designer và khách hàng của bạn. Bạn có thể làm vài phiên bản của web để A/B testing.

– Độ to của chữ và font chữ.

Chắc chắn là không ai muốn đọc những chữ nhỏ tý ty, rất mệt mắt. Cỡ chữ trung bình nên dùng là 14. Nhưng tôi thích những web có cỡ chữ lớn hơn, tầm 17-18. Website ABC Digi đang dùng cỡ chữ 17. Nếu website của bạn có chức năng cho người đọc điều chỉnh size chữ thì quá tốt.

Ngoài ra, font chữ cũng rất quan trọng. Nếu bạn dùng size chữ nhỏ thì nên dùng font rộng và đậm nét. Nếu bạn dùng size chữ lớn thì nên dùng font hẹp và mảnh hơn.

– Layout

Việc bố trí các phần nội dung trên web cũng vô cùng quan trọng, vì nó cho user biết chỗ nào có nội dung họ cần tìm. Một lần nữa, hãy liên hệ designer và làm A/B testing để tìm ra layout phù hợp cho website của mình.

– Vị trí đặt call to action

Call to action – nút kêu gọi hành động như Gọi Ngay, để lại email, thường được đặt cuối khung hình, hoặc góc bên phải phía dưới khung hình. Hoặc có thể đặt ở header, sidebar của website,hay đặt ngay

trong nội dung bài viết. Tùy mỗi loại website độ hiệu quả của các vị trí sẽ khác nhau. Hãy làm A/B testing để biết chính xác nhé.

3. Tốc độ load web

Khi vào 1 trang web, sau khoảng 10 giây nếu web chưa load được nội dung gì có ý nghĩa, tôi sẽ thoát ngay. Có nhiều người không kiên nhẫn như tôi đâu. Vì thế hãy tăng tốc độ load website của bạn càng nhanh càng tốt. Bạn có thể sử dụng 3 công cụ sau để check tốc độ loadweb của mình.

  • Speedtest
  • Testmysite
  • GTmetric

Tuy nhiên, dữ liệu từ công cụ cũng chỉ mang tính tham khảo và có thể làm fake. Quan trọng nhất vẫn là trải nghiệm thực tế của người dùng. Nếu tốc độ load web thực tế tốt thì các chỉ số kia cũng không quan trọng lắm.

Cải thiện Bounce rate bằng cách tối ưu tốc độ web

Cải thiện Bounce rate bằng cách tối ưu tốc độ load web

4. Tối ưu on page và nội dung

Nếu muốn tìm hiểu đầy đủ về tối ưu on page, thì bạn sẽ phải đọc bài viết Checklist n điều tối ưu onpage. Còn ở bài này, tôi chỉ nói đến một vài điểm quan trọng ảnh hưởng lớn tới bounce rate.

– Tạo ra nội dung xuất sắc

Nội dung vẫn luôn là quan trọng nhất, nội dung là thứ duy nhất giữ người đọc ở lại và tương tác với website. Vì thế, trước khi nghĩ đến các cách tối ưu khác, chúng ta phải đảm bảo rằng nội dung của website là tuyệt vời nhất có thể. Tuyệt đến nỗi chúng ta đọc say mê từng bài một, và bài nào cũng đọc nhiều lần mà không thấy chán.

Xem thêm: 7 Bước Lập Kế Hoạch Content Marketing Đa Kênh

– Đảm bảo nội dung phù hợp với mục đích tìm kiếm của user

Nội dung hay chưa đủ, mà còn phải đáp ứng như cầu tìm kiếm của người đọc. Bạn hãy xem lại phần … để chắc chắn rằng nội dung của bạn phù hợp với từ khóa mà user tìm kiếm.

bounce rate la gi 7

Tối ưu on page và nội dung giúp cải thiện Bounce rate

– Bố trí điều hướng phù hợp, cộng với CTA hợp lý

Điều hướng tôi nói đến ở đây là internal link – liên kết nội bộ. Hãy đặt liên kết nội bộ ở khu vực nội dung phù hợp nhất với nội dung của trang mà liên kết đó trỏ đến. Ví dụ, tôi sẽ liên kết về bài các tạo bài viết xuất sắc ở phần nội dung nói về cách viết bài, chứ không đặt ở phần nội dung nói về màu sắc.

Ngoài ra, chúng ta còn phải viết lời kêu gọi (CTA) sao cho hấp dẫn nhất, phải cung cấp lý do tại sao user cần đọc bài ở liên kết nội này. Như vậy tỷ lệ click sẽ cao hơn.

Một cách nữa là dùng heatmap để xem user hay tương tác ở khu vực nào để chúng ta đặt điều hướng, CTA ở khu vực đó.

Xem thêm: Brand Guidelines là gì? 5 Tips xây dựng Brand Guidelines

– Sử dụng hình ảnh đẹp và nhẹ

Cuối cùng là hình ảnh. Hình ảnh ngoài việc cung cấp thông tin thì nó còn giúp người đọc xả stress khi đọc những bài dài như bài này. Vì thế hãy sử dụng hình ảnh đẹp, sắc nét và liên quan đến bài viết. Không nên dùng hình ảnh có quá nhiều chữ. Và tất nhiên là phải nén ảnh lại nhẹ nhất có thể để đảm bảo tốc độ load trang không bị ảnh hưởng.

Xem thêm: Một số nguồn ảnh đẹp, miễn phí

5. Cái thiện việc nhắm mục tiêu của các chiến dịch quảng cáo

Nếu website của bạn có tỷ lệ traffic lớn từ quảng cáo, tầm trên >20%, thì việc kiểm tra lại chất lượng user đến từ quảng cáo là rất quan trọng.

Bạn có thể kiểm tra tại đây:

Nếu bounce rate từ nguồn traffic này cao, tức là bạn đang nhắm mục tiêu chưa tốt, hoặc mẫu quảng cáo của bạn chưa đủ rõ ràng khiến nhiều user hiểu lầm mà click vào. Hãy kiểm tra lại nhé.

6. Thay thế page có bounce rate cao

Nếu một page nào đó có lượng traffic thấp nhưng bounce rate cao vượt trội, bạn nên cân nhắc xóa page đó đi, viết lại một trang mới vào Redirect 301 link trang cũ về trang mới.

7. Tăng chất lượng nội dung và chất lượng user trên các kênh social

Ở bên trên tôi đã nói đến chất lượng user của từng kênh sẽ khác nhau. User từ các kênh social như FB, Twitter thường có chất lượng thấp nhất. Vì thế khi họ vào website, tỷ lệ bounce rate sẽ cao hơn là điều dễ hiểu.

Chúng ta có thể cải thiện chất lượng user trên các kênh social bằng cách chỉ chia sẻ nội dung vào những cộng đồng quy tụ tệp user mục tiêu của chúng ta. Ví dụ như các bài về SEO thì nên share ở group …, bài về quản trị thì share vào group…

bounce rate la gi 8

Tối ưu nội dung trên các kênh social khác

Chúng ta cũng có thể xây dựng những cộng đồng riêng của mình. Với việc cung cấp nội dung một cách nhất quán, không chia sẻ lung tung nhiều chủ đề khác nhau, cộng động của chún ta sẽ được “huấn luyện” và khi họ quyết định đọc một chia sẻ của chúng ta, họ đã chuẩn bị sẵn tinh thần mà chúng ta mong muốn.

Ngoài ra, chúng ta cũng nên tạo những nội dung phù hợp để share trên social. Ví dụ, thay vì dẫn user từ social về một bài viết thật dài, hãy dẫn họ về một bài ngắn hơn mang tính giới thiệu và điều hướng user tới bài dài hơn.

8. Tìm kiếm tệp user chất lượng

Mỗi nội dung, sẽ có những tệp user chất lượng khác nhau. Điều này bắt buộc bạn phải trải nghiệm và đo đếm phân tích. Ví dụ:

Socolink có nhiều tệp user: group A, group B, group C, Profile CEO, Fanpage, Youtube, Email, Google Ads, Facebook ads, Medium, Linkedin, Direct (event, pr), Refferal (pr báo chí). Mỗi tệp user này sẽ có những nội dung phù hợp khác nhau. Ví dụ:

– Nội dung về chia sẻ trải nghiệm => Profile

– Nội dung về nghề nghiệp => Linkedin

– Nội dung về kỹ thuật chuyên sau => group chuyên SEO

– Nội dung giới thiệu => Direct, Pr Báo Chí

9. Sử dụng chatbot hợp lý

Bạn có thể thấy Livechat của Socolink được set up riêng biệt cho từng chuyên mục. Nếu bạn vào SEO Offpage, bạn sẽ nhận được kịch bản chat cho SEO Offpage, vào SEO OnPage thì nhận kịch bản của SEO onpage. Như vậy giúp tăng chuyển đổi rất hiệu quả.

Bạn cứ tưởng tượng thế này, bạn đi vào một cửa hàng đồ ăn sạch, bạn tới quầy rau củ quả để chọn rau thì nhân viên tư vấn hỏi:

– Em tư vấn được gì cho anh chị ạ?

– Em có thể tư vấn về các loại rau củ quả Đà Lạt mới nhất cho anh chị không?

– Em có thể tư vấn cho anh chị về trái cây nhập khẩu không?

Bạn sẽ thích câu hỏi nào nhất. Tất nhiên là câu thứ 2 rồi đúng không. Câu đầu tiên cũng ok, nhưng quá chung chung. Câu thứ 3 thì chớt quớt.

10. Sử dụng pop-up hợp lý

Rất nhiều lần tôi thoát khỏi 1 trang web vì pop up làm tôi khó chịu. Đó là những loại pop up được thiết kế cẩu thả, nhìn là mất hứng để đọc nội dung, hoặc là tôi không tìm thấy chỗ tắt pop up, bực quá nên tắt out web luôn.

Sử dụng pop-up hợp lý

Sử dụng pop-up hợp lý giúp cải thiện Bounce rate

Vì thế, nếu dùng pop up, chúng ta nên chú ý:

– Không nhảy pop up khi khách mới vào web

– Chỉ pop up sau một khoảng thời gian nhất định sau khi user vào website (tầm 30 giây khoảng 1 phút) hoặc khi user cuộn qua một vị trí nhất định (khoảng 50% hay 70% chiều dài trang).

– Nên dùng pop up khi user có ý định thoát khỏi website

– Thiết kế pop up đẹp, chi tiết và có nút tắt rõ ràng

11. Đa dạng nội dung

Có nhiều nội dung thì chúng ta mới có thể tạo liên kết nội bộ. Chú ý rằng tuy cần đa dạng, nhưng vẫn phải đảm bảo tính nhất quán về nội dung của website.

Ví dụ: Socolink viết chủ yếu về SEO, thế nhưng chúng tôi vẫn chia sẻ về vài mảng khác của Ditial Marketing như Facebook Marketing, Email Marketing, Content Marketing. Nội dung của Socolink vẫn nhất quán nằm trong chủ đề lớn là Digital Marketing

Nếu như chúng tôi viết về tuyển dụng và quản lý nhân sự thì là sai, trừ trường hợp viết về cách tuyển dụng và quản lý nhân sự cho Digital Marketing.

12. Không để quảng cáo làm phiền người đọc

Có nhiều trang web mới vô thôi là cả tá quảng cáo đập vào mặt người xem. Điều này vô cùng khó chịu và tôi sẽ tắt thoát ngay những website như vậy.

Biết rằng quảng cáo mang lại tiền để nuôi website, tuy nhiên nếu chúng ta cần cân đối giữ trải nghiệm người dùng và doanh thu. Vì nếu trải nghiệm người dùng thấp, chắc chắn từ từ Google cũng sẽ trừ điểm SEO, hạ thứ hạng dẫn đến hậu quả website mất lượng traffic lớn.

Khi user vào một trang bị lỗi 404, tức là link bị hỏng thì user sẽ có xu hướng thoát web rất cao. Vì thế, chúng ta cần kiểm tra lại toàn bộ những link hỏng và điều hướng 301 về những nội dung phù hợp, hoặc là tạo nội dung mới cho link hỏng đó.

14. Tối ưu trang 404

Một phương án khác để tối ưu link gãy là làm trang 404 có tính điều hướng cao. Có nghĩa là khi user truy cập vào link gãy, họ sẽ được dẫn vào trang 404 do chúng ta thiết kế. Từ trang 404 đó, họ sẽ được giới thiệu các nội dung hấp dẫn và phù hợp để tìm hiểu thêm thay vì thoát website.

15. Tăng tính tương tác cho bài viết

Cuối cùng là chúng ta nên thêm những hoạt động hấp dẫn vào nội dung để người dùng tương tác với website. Những hoạt động đó gồm:

– Dùng Video

Cái này thì không phải nói nhiều, video vừa tăng tương tác, vừa tăng time on page rất hiệu quả. Lưu ý là nên gắn event tracking vào nút play video để GA nhan biết đây là một tương tác để không tính bounce rate và tăng session duration.

– Quiz

Sau mỗi nội dung, chúng ta có thể thê một bài kiểm tra ngắn và đơn giản giúp người đọc tự kiểm tra lại kiến thức của mình. Ngoài ra, đây cũng là cách mà chúng ta đánh giá nội dung của chúng ta thực sự tốt đến chừng nào.

bounce rate la gi 9

– Survey

Thêm những khảo sát ngắn, vui vẻ cũng giúp user thấy thoải mái và hứng thú hơn đi đọc nội dung trên website của chúng ta. Lưu ý là làm khảo sát đơn giản và ngắn thôi. Thường là 1 – 3 câu hỏi yes/no là ok.

– Form

Form ở đây chính là điền form để nhận quà hoặc để cập nhật tin tức. Hãy thiết kế form đẹp mắt, kêu gọi hành động rõ ràng và đặt vào vị trí phù hợp.

Vị trí phù hợp chính là đúng ngữ cảnh của quà tặng, nếu bạn tặng Ebook về FB marketing thì nên để form vào những bài viết về FB marketing, hoặc đoạn nội dung viết về FB Marketing. Ngoài ra, bạn nên dùng Heatmap để xem user hay tương tác ở đâu để đặt form cho phù hợp.

– Khuyến khích user bình luận, tranh luận

Cuối mỗi bài viết, chúng ta nên kêu gọi người đọc tham gia bình luận, nhận xét, tranh luận về những kiến thức trong bài viết. Nếu nội dung của chúng ta xuất sắc, tôi tin chắc rằng sẽ nhận được nhiều bìn

IV. Lời kết

Cần phải nhắc lại, Bounce Rate không phải là một yếu tố để Google tính điểm SEO. Tuy nhiên nó là một chỉ số trung gian quan trọng giúp chúng ta cải thiện trải nghiệm người dùng trên website, từ đó cải thiện điểm SEO và thứ hạng trên Google.

Nhìn vào bounce rate, chúng ta biết được tỷ lệ user chỉ đọc 1 trang mà không có tương tác nào khác trên website, từ đó chúng ta có thể tối ưu lại website, lại nội dung sao cho có giá trị có tính tương tác cao hơn. Google thích tương tác, vì thế, hãy làm cho user tương tác càng nhiều càng tốt trên website.

Bài viết này có hữu ích với bạn không? Hãy cho tôi biết đánh giá của bạn nhé!
[Tổng: 3 Trung bình: 5]

Nhận Thông Báo Nội Dung Mới 

ABC Digi xuất bản nội dung mới hàng tuần, chúng tôi sẽ cập nhật cho bạn qua email 1 lần/tuần. Hoàn toàn miễn phí. Hãy điền thông tin để nhận thông báo.

Nếu bạn bất kỳ câu hỏi hay góp ý nào, bạn hãy bình luận bên dưới, hoặc bạn có thể vào Group FB Cộng Đồng ABC Digi để hỏi đáp & thảo luận các vấn đề về Digital Marketing.

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Loading...