04 Bước Và 11 Nguyên Tắc Tăng Tốc Độ & Hiệu Suất Website WordPress

bởi | 20.07.2023 | Website


Trang web load nhanh sẽ cải thiện trải nghiệm người dùng, và giúp tối ưu hóa SEO trên WordPress. Trong bài viết này, ABC Digi sẽ chia sẻ những gợi ý tối ưu tốc độ website WordPress hữu ích nhất để nâng cao hiệu suất và tăng tốc load web của bạn.

Khác với các bài viết như “X plugin cache tốt nhất cho WordPress” hoặc hướng dẫn “X gợi ý tăng tốc WordPress” thông thường, bài viết này là hướng dẫn toàn diện về tối ưu hiệu suất WordPress.

Chúng tôi sẽ đưa ra những nguyên nhân tại sao tốc độ lại quan trọng, những yếu tố làm chậm trang web của bạn và các bước thực hiện để bạn có thể cải thiện tốc độ website của mình.

tang toc do va hieu suat WordPress

1. Tại sao tốc độ quan trọng đối với trang web của bạn?

Các nghiên cứu cho thấy từ năm 2000 đến 2016, thời gian kiên nhẫn trung bình của con người đã giảm từ 12 giây xuống còn 7 giây.

Điều này có ý nghĩa gì đối website của bạn?

Bạn chỉ có khoảng 7 giây thời gian để hiển thị nội dung cho người dùng và thuyết phục họ ở lại trang web của bạn.

Nếu trang load chậm thì người dùng sẽ thoát khỏi trước khi trang tải xong.

Theo một nghiên cứu StrangeLoop liên quan đến Amazon, Google và các trang web lớn khác, trễ 1 giây trong thời gian tải trang có thể dẫn đến mất 7% doanh số, giảm 11% lượt xem trang và giảm 16% sự hài lòng của khách hàng.

Xem thêm: 7 Sự Thật cần biết về WordPress trước khi làm Website

[divi_library_shortcode id=”34977″]

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy tốc độ load web dưới 3 giây là tốt nhất cho trải nghiệm người dùng. Google cũng đề xuất 3 giây là thời gian load của 1 website đạt chất lượng về tốc độ load, tất nhiên là càng nhanh hơn thì càng tốt.

Toc do load anh huong den trang web cua ban

Ngoài ra, Google và các công cụ tìm kiếm khác có thể sẽ không ưu ái cho các trang web chậm bằng cách đẩy chúng xuống trong kết quả tìm kiếm, dẫn đến lưu lượng truy cập sẽ thấp xuống đối với các các trang web chậm.

Tóm lại, nếu bạn muốn có nhiều lưu lượng truy cập, người đăng ký và doanh thu từ trang web của mình, bạn phải làm cho trang web của mình NHANH!

2. Làm cách nào để kiểm tra tốc độ trang web của bạn?

Những người mới thường nghĩ rằng trang web của họ ổn chỉ vì nó không chậm trên máy tính của họ. Điều này là một sai lầm LỚN.

Vì bạn thường xuyên truy cập vào trang web của mình, các trình duyệt web đã lưu trữ các trang của bạn trong bộ nhớ cache và tự động tải khi bạn truy cập. Vì vậy bạn có thể truy cập web rất nhanh.

Tuy nhiên, người dùng thông thường truy cập vào trang web của bạn lần đầu có thể không có cùng trải nghiệm như vậy.

Trên thực tế, người dùng ở các địa điểm, khu vực khác nhau sẽ có tốc độ truy cập web khác nhau.

Vì vậy bạn nên kiểm tra tốc độ trang web của mình bằng công cụ kiểm tra tốc độ WordPress Pagespeed (đây là một công cụ trực tuyến miễn phí cho phép bạn kiểm tra tốc độ trang web của mình). Hoặc nhờ người khác check dùm. Hoặc bạn hãy vào web của mình bằng trình duyệt ẩn danh để check chính xác tốc độ load web.

Sau khi kiểm tra tốc độ trang web của bạn, bạn nghĩ tốc độ trang web tốt là bao nhiêu?

Thời gian tải trang tốt là dưới 3 giây. Tuy nhiên, càng nhanh càng tốt.

Xem thêm:  21 cách Tăng Traffic Cho Website – hỗ trợ SEO & ra Doanh Số

kiem tra toc do trang web

3. Những nguyên nhân làm chậm website WordPress của bạn?

Khi bạn check tốc độ web bằng Pagespeed Insight. Nó sẽ đưa ra báo cáo và nhiều đề xuất để cải thiện. Tuy nhiên, phần lớn đều là thuật ngữ kỹ thuật khó hiểu đối với người mới bắt đầu.

Bạn cần phải hiểu được những yếu tố làm chậm website, đó chính là chìa khóa để cải thiện hiệu suất cho website của mình.

Nguyên nhân chính làm chậm website WordPress:

1. Hosting kém chất lượng – là một phần rất quan trọng. Bạn phải chọn hosting có thông số đúng với nhu cầu website của bạn thì mới tối ưu được hiệu suất.

2. Cấu hình WordPress không tối ưu – Nếu trang web của bạn không lưu Cache, nó sẽ ảnh hưởng đến việc làm chậm website hoặc gây lỗi web.

3. Dung lượng page lớn – Chủ yếu là hình ảnh chưa được tối ưu cho web. Các hình ảnh có kích thước lớn dẫn đến load trang chậm.

4. Plugin nặng – Nếu bạn đang sử dụng một plugin kém chất lượng, nó có thể làm chậm đáng kể website của bạn.

5. Các đoạn mã bên bên thứ ba (External scripts) – External scripts là các đoạn mã của các phần mềm khác được chèn trong website như mã của các công cụ quảng cáo Google Ads, Facebook Pixel, công cụ phân tích như Google Analytics, Clarity hay các loại font chữ tùy chỉnh,… Các đoạn mã này có thể ảnh hưởng nhiều đến tốc độ load web.

Bây giờ bạn đã biết những thứ thường làm chậm website WordPress của bạn, hãy xem cách tăng tốc website WordPress của bạn.

Nguyen nhan chinh lam cham website WordPress

4. Tầm quan trọng của Hosting

Tuỳ vào mục đích, độ lớn, quy mô, số lượng traffic của website mà chúng ta lựa chọn hosting khác nhau. Một hosting phù hợp giúp tăng đáng kể tốc độ load của website. Bởi vì hosting có thể chiếm tới hơn 50% yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ load web. Nên việc lựa chọn hosting phù hợp rất quan trọng.

Chọn một dịch vụ hosting phù hợp không chỉ đơn thuần là việc lựa chọn một gói hosting có giá rẻ. Để có được một trang web chất lượng và hiệu quả, chúng ta cần lựa chọn hosting dựa trên các yếu tố như tốc độ, bảo mật, hỗ trợ khách hàng, quản lý dễ dàng, và đáp ứng đúng nhu cầu của trang web của chúng ta. Hãy nghiên cứu kỹ và hãy lựa chọn một đơn vị uy tín và đáng tin cậy để đảm bảo rằng trang web của bạn sẽ được hoạt động một cách ổn định và mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng.

Xem thêm: 17 Tiêu Chí Quan Trọng Khi Lựa Chọn Hosting

5. Các bước đơn giản để tăng tốc website

5.1. Cài đặt Cache Plugin WordPress

Plugin cache là một phần mềm mở rộng hoặc tiện ích được sử dụng trên các nền tảng quản lý nội dung (CMS), hoặc các trang web để cải thiện hiệu suất và tăng tốc độ tải trang. Cơ chế hoạt động của plugin cache là lưu trữ bản sao của trang web hoặc các thành phần nhất định của trang web vào bộ nhớ cache. Khi người dùng yêu cầu truy cập vào một trang đã được lưu trong bộ nhớ cache, plugin cache sẽ trả về phiên bản đã lưu trữ thay vì phải xử lý lại từ đầu.

WordPress là “trang web động”. Nghĩa là bài viết hoặc trang sẽ tự động tải lại liên tục khi được truy cập, dù là vừa mới truy cập xong thì nó vẫn sẽ tải lại.

Để tạo các trang của bạn, WordPress phải tìm thông tin cần thiết, tổng hợp lại rồi hiển thị cho người dùng. Quy trình này gồm nhiều bước, và nó sẽ làm chậm trang của bạn khi có nhiều người truy cập vào cùng một lúc.

Đó là lý do tại sao bạn nên sử dụng Plugin Cache. Cache có thể làm cho trang web của bạn nhanh hơn từ 2 đến 5 lần.

Cache Plugin WordPress jpeg

Cách hoạt động của cache:

Thay vì phải xử lý quá trình tạo trang hoàn chỉnh mỗi khi có người truy cập, plugin caching của bạn sẽ tạo một bản sao của trang sau khi được tải lần đầu tiên, và sau đó phục vụ phiên bản được lưu trữ đó cho tất cả người dùng tiếp theo.

– Ghi nhớ: Khi một trang web được tạo ra hoặc truy cập lần đầu tiên, plugin cache sẽ lưu trữ toàn bộ hoặc một phần của trang đó vào bộ nhớ cache. Thông thường, các thành phần của trang như HTML, CSS, JavaScript, hình ảnh, và dữ liệu tĩnh được lưu trữ trong cache.

– Kiểm tra cache: Khi một người dùng truy cập vào trang web, plugin cache sẽ kiểm tra xem trang đó đã được lưu trong bộ nhớ cache hay chưa. Nếu có, nó sẽ trả về nội dung từ bộ nhớ cache thay vì phải tải lại từ máy chủ.

– Tăng tốc độ tải trang: Vì trang web được trả về từ bộ nhớ cache, thời gian tải trang sẽ nhanh hơn nhiều so với việc tải lại trang từ máy chủ. Điều này cải thiện trải nghiệm của người dùng và giúp trang web hoạt động mượt mà hơn.

– Quản lý thời gian cache: Plugin cache thường có cơ chế quản lý thời gian cache, tức là nó sẽ xác định thời gian khi nào cache cần được cập nhật hoặc làm mới. Nếu nội dung của trang web thay đổi, cache cũ sẽ được loại bỏ và nội dung mới sẽ được lưu trữ trong cache

Xem thêm: 21 cách Tăng Traffic Cho Website

Có nhiều plugin cache tốt cho WordPress, nhưng chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng plugin WP Rocket (trả phí) hoặc WP Super Cache (miễn phí) và WP-Optimize (Miễn phí). Nếu hosting của bạn sử dụng server Litespeed, thì plugin Litespeed Cache (miễn phí) cũng rất hiệu quả.

Bạn có thể tham gia khoá học làm web cơ bản miễn phí của ABC Digi để sử dụng plugin WP Rocket có bản quyền một cách miễn phí.

[divi_library_shortcode id=”34977″]

5.2. Tối ưu hóa Ảnh

Hình ảnh giúp truyền tải thông tin, gợi ấn tượng, dễ ghi nhớ và tăng khả năng tương tác với người dùng. Nghiên cứu đã chứng minh rằng việc sử dụng hình ảnh ấn tượng làm cho người đọc có khả năng đọc nội dung của bạn cao hơn 80%.

Tuy nhiên, nếu ảnh của bạn không được tối ưu hóa, chúng có thể gây hại hơn là hữu ích. Trong thực tế, hình ảnh chưa được tối ưu là một trong những sai lầm làm ảnh hưởng đến tốc độ load web đối với người mới.

Bạn nên tối ưu hình ảnh trước khi cho lên web, có thể dùng các ứng dụng để tối ưu.

Khác biệt giữa JPEG và PNG

PNG là định dạng hình ảnh không nén. Khi nén một hình ảnh, nó sẽ mất một số thông tin, vì vậy một hình ảnh không nén sẽ có chất lượng cao hơn với nhiều chi tiết hơn. Hạn chế là kích thước tệp lớn hơn, vì vậy có thể sẽ tăng thời gian load web.

Ngược lại, định dạng tệp JPEG là một định dạng nén giảm chất lượng hình ảnh một chút, nhưng kích thước nhỏ hơn rất nhiều.

Vậy nên chọn định dạng hình ảnh nào?

Nếu hình ảnh có nhiều màu sắc khác nhau, thì sử dụng định dạng JPEG. Tuy nhiên tôi khuyên bạn nên dùng định dạng JPEG cho tất cả hình ảnh trên website, ngoại trừ hình ảnh cần nền trong suốt như logo.

PNG chỉ nên dùng khi cần hình ảnh xóa nền như logo.

Dưới đây là bảng so sánh kích thước tệp và các công cụ nén ảnh khác nhau bạn có thể tham khảo.

Toi uu hoa Anh

Như bạn có thể thấy trong biểu đồ, định dạng ảnh mà bạn sử dụng có thể tạo ra sự khác biệt RẤT LỚN trong hiệu suất website.

Xem thêm: 9 Bước và 9 Lưu Ý Quan Trọng Tối Ưu SEO Hình Ảnh

Trước khi upload ảnh lên website, bạn cần hiệu chỉnh kích thước của ảnh và định dạng ảnh. Hoặc bạn có thể sử dụng các plugin tối ưu hình ảnh miễn phí như Smush EWWW để tự động tối ưu hóa hình ảnh khi bạn upload lên website. Các plugin này sẽ tự hiệu chỉnh kích thước để ảnh của bạn không quá lớn, tự chuyển định dạng ảnh từ PNG sang JPEG và nén ảnh giúp giảm dung lượng hình ảnh đáng kể.

5.3. Các nguyên tắc tối ưu hiệu suất wordPress

Sau khi cài đặt plugin cache và tối ưu ảnh, bạn sẽ nhận thấy trang web của bạn tải nhanh hơn rất nhiều.

Nhưng nếu bạn muốn trang web của mình load nhanh hơn nữa, bạn cần lưu ý những nguyên tắc tối ưu dưới đây.

Những nguyên tắc này không quá kỹ thuật, vì vậy bạn không cần phải biết code cũng làm được.

5.3.1. Cập nhật web thường xuyên

WordPress được cập nhật thường xuyên. Mỗi phiên bản cập nhật không chỉ cung cấp các tính năng mới mà còn khắc phục các vấn đề bảo mật và lỗi. Theme và các plugin cũng có thể có các bản cập nhật định kỳ.

Bạn cần cập nhật WordPress, theme và các plugin phiên bản mới nhất. Nếu không có thể làm trang web của bạn có thể chậm và phát sinh lỗi, hoặc có thể khiến website của bạn dễ bị hack.

Cap nhat web thuong

5.3.2. Thời gian Back up dữ liệu vừa đủ

Nếu bạn sử dụng plugin back up, bạn nên cân đối thời gian back up phù hợp với website của bạn. Nếu web của bạn ít cập nhật thông tin trong thời gian dài thì bạn nên back up 1 tuần/lần. Bởi vì plugin back up cũng ảnh hưởng đến tốc độ web.

Ví dụ, nếu bạn back up hàng ngày trong khi bạn chỉ đăng bài mới hai lần một tuần, thì bạn cần điều chỉnh điều đó.

Nếu bạn muốn sao lưu thường xuyên hơn như sao lưu theo thời gian thực, thì bạn nên tìm hiểu sâu hơn về Back up.

Xem thêm: 10 Bước Tạo Tài Khoản Và Làm Website WordPress Miễn Phí

5.3.3. Chia Bình luận thành Các Trang riêng

Chia Binh luan thanh Cac Trang rieng

Bạn nhận được rất nhiều bình luận trên bài viết, điều này thể hiện độc giả quan tâm đến nội dung của bạn. Tuy nhiên nhược điểm là, việc tải tất cả những bình luận đó có thể ảnh hưởng đến tốc độ trang web của bạn.

WordPress đi kèm với một giải pháp tích hợp cho việc đó. Bạn vào Cài đặt -> Thảo luận.  Tại phần “các tuỳ chọn khác về phản hồi” chọn “Chia phản hồi thành nhiều trang (xem hình bên dưới)”.

Chia Binh luan thanh Cac Trang rieng1

5.3.4. Sử dụng Mạng Lưu trữ Nội dung (Content Delivery Network – CDN)

Người dùng ở các vị trí địa lý khác nhau thì tốc độ load web là khác nhau. Đó là vì vị trí các máy chủ lưu trữ web của bạn có thể ảnh hưởng đến tốc độ trang web của bạn.

Ví dụ, Hosting của bạn có máy chủ ở Việt Nam. Một người truy cập cũng ở Việt Nam load nhanh hơn so với người khác ở Mỹ.

Sử dụng Mạng Lưu trữ Nội dung (CDN), có thể giúp tăng tốc độ tải trang cho tất cả người dùng truy cập của bạn.

CDN là một mạng lưới bao gồm các máy chủ trên toàn thế giới. Mỗi máy chủ sẽ lưu trữ các tệp “tĩnh” được sử dụng để tạo thành trang web của bạn.

Những tệp tĩnh này bao gồm các tệp không thay đổi như hình ảnh, CSS và JavaScript, không giống như các trang WordPress của bạn là “động” như đã được giải thích ở trên.

Khi bạn sử dụng CDN, mỗi khi một người dùng truy cập vào trang web của bạn, thì các tệp “tĩnh” đó hiển thị liền cho họ từ máy chủ gần nhất. Hosting của bạn cũng sẽ nhanh hơn vì CDN đã làm một phần công việc.

Nghiên Cứu Từ Khóa SEO Từ A đến Z – Có template mẫu

cach hoat dong CDN1

Một số CDN bạn có thể tham khảo: Sucuri, Bunny CDN hoặc Cloudflare. Các CDN này hỗ trợ tốt các trang web và tích hợp với các plugin cache hiện có của bạn để tải nhanh hơn.

Tuy nhiên, nếu website của bạn là website nhỏ, không có quá nhiều hình ảnh, lưu lượng truy cập dưới 1000/ngày và chủ yếu ở Việt Nam thì bạn có thể không cần tới CDN. Bạn chỉ cần chọn 1 hosting thật tốt ở Việt Nam là đủ.

Còn nếu website của bạn có nhiều hình ảnh, ví dụ mỗi bài viết có trên 10 hình ảnh, thì bạn nên sử dụng CDN.

5.3.5. Không tải tệp âm thanh/video trực tiếp lên wordPress

Khong Tai Len Tep m thanhVideo Truc tiep len WordPress

Bạn có thể tải trực tiếp tệp âm thanh và video lên trang web của bạn, nhưng bạn không nên làm điều đó.

Cũng giống như hình ảnh, tệp âm thanh và video có dung lượng rất lớn. Thông thường, các hosting cho web WordPress không được tối ưu cho việc phân phối các file nặng như âm thanh và video. Vì thế, 2 loại file này ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ web khi up trực tiếp lên website.

Thay vào đó, bạn nên thông qua các nền tảng khác như YouTube, Vimeo, DailyMotion, SoundCloud v.v., để dẫn link hoặc nhúng vào web của bạn.

WordPress có tính năng nhúng video, vì vậy bạn có thể sao chép và dán URL video trực tiếp vào bài viết của bạn. Như vậy người dùng có thể xem video trực tiếp trên web của bạn thông qua các nền tảng khác.

Khong Tai Len Tep m thanhVideo Truc tiep len WordPress1

5.3.6. Sử dụng theme tối ưu hóa tốc độ

Khi chọn theme cho trang web của bạn, điều quan trọng là chú ý đến tối ưu hóa tốc độ. Một số theme đẹp nhưng được code kém chất lượng có thể làm chậm trang web của bạn.

Thường thì nên chọn một theme đơn giản thay vì chọn một theme bố cục phức tạp, và các tính năng không cần thiết khác. Bạn luôn có thể thêm các tính năng đó bằng cách sử dụng các plugin WordPress chất lượng.

WordPress có nhiều theme cao cấp như StudioPress, Themify, CSSIgniter, Astra Divi được code tốt và tối ưu hóa tốc độ. Bạn có thể tham khảo thêm.

Xem thêm:  Phối hợp Topical và Evergreen Content để Tăng Traffic cho Website

Su dung Theme Toi uu hoa Toc do

5.3.7. Sử dụng Các Plugin phổ biến nhưng tối ưu

Một số plugin WordPress phổ biến nhất:

– WPForms: Plugin biểu mẫu liên hệ nhanh nhất và dễ sử dụng nhất cho WordPress.

All in One SEO hoặc Rankmath: 2 Plugin SEO WordPress chú trọng vào hiệu suất trang web để giúp bạn đạt được xếp hạng SEO cao hơn.

MonsterInsights: Plugin Google Analytics tốt cho WordPress, không làm chậm web của bạn. Có các tùy chọn tải gtag.js từ máy chủ cục bộ để tăng điểm Google Core Web Vitals.

Shared Counts: Plugin chia sẻ mạng xã hội. Shared Counts là một trong những plugin mạng xã hội nhanh nhất cho WordPress.

Divi page builder: plugin lading page kéo và thả tính năng, giúp bạn xây dựng các trang lading page nhanh chóng.

Bạn có thể kiểm tra tốc độ trước và sau khi cài đặt một plugin để so sánh tác động của nó đối với web.

Su dung Cac Plugin pho bien nhung toi uu

5.3.8. Tối ưu Cơ sở dữ liệu WordPress

Sau một thời gian, cơ sở dữ liệu của bạn sẽ chứa nhiều thông tin mà bạn có thể không cần nữa. Để tăng hiệu suất, bạn có thể tối ưu hóa cơ sở dữ liệu của mình để loại bỏ những thông tin không cần thiết đó.

Bạn có thể quản lý bằng plugin WP-Sweep. Nó cho phép bạn làm sạch cơ sở dữ liệu WordPress bằng cách xóa các bài viết trong thùng rác, các bản sửa đổi, các thẻ không sử dụng… Nó cũng sẽ tối ưu hóa cấu trúc cơ sở dữ liệu của bạn chỉ với một cú nhấp chuột.

Xem thêm: 03 Thành Phần Chính Cần Biết Cấu Tạo Nên Một Website

Toi uu Co so du lieu WordPress

5.3.9. Giới hạn số lượng Bản sửa đổi bài viết

Gioi han so luong Ban sua doi bai viet

Số lượng bản sửa đổi bài viết chiếm không gian trong cơ sở dữ liệu WordPress của bạn, nó có thể làm chậm trang web. Bạn có thể giới hạn số lượng bản sửa đổi mà WordPress lưu trữ cho mỗi bài viết.

5.3.10. Sử dụng Lazy Loading

Nếu bạn thêm nhiều hình ảnh, nhiều video vào bài viết của bạn, thì trang web của bạn có thể bị load chậm.

Thay vì tải tất cả hình ảnh và video cùng một lúc, Lazy Loading chỉ tải xuống những hình ảnh và video hiển thị trên màn hình của người dùng. Nó thay thế tất cả các hình ảnh và video nhúng khác bằng một hình ảnh lưu trữ tạm thời.

Khi người dùng cuộn xuống, hình ảnh sẽ xuất hiện từ từ, cuộn tới đâu thì hiện tới đó. Bạn có thể Lazy Loading hình ảnh, video và thậm chí cả bình luận WordPress và Gravatar.

Đối với hình ảnh, iframe và video, bạn có thể sử dụng plugin Lazy Load by WP Rocket.

Các plugin cache khác như WP-Optimize và plugin tối ưu hình ảnh như Smush, EWWW đều có chức năng Lazy load.

10 Su dung Lazy Loading neu can thiet

 

5.3.11. Minify CSS và HTML

Khi bạn xây dựng web, mã CSS và HTML sẽ được thêm vào để tạo kiểu và cấu trúc trang. Tuy nhiên, các bước này thường dẫn đến tệp có kích thước lớn hơn, làm cho trang web của bạn trở nên chậm và load lâu.

Khi sử dụng Minify, bạn có thể tối giản hóa các tệp CSS và HTML bằng cách giảm các dữ liệu không cần thiết, bao gồm các khoảng trắng, ký tự xuống dòng, dấu cách và các định dạng không cần thiết khác. Chỉ giữ lại những yếu tố quan trọng nhất cho hiển thị đúng giao diện và nội dung trang. Ví dụ, Minify có thể biến đoạn mã CSS dài như sau:

Minify CSS va HTML

Như bạn có thể thấy, Minify đã loại bỏ tất cả khoảng trắng và ký tự không cần thiết khác, trong khi vẫn giữ nguyên chức năng và hiển thị của mã CSS ban đầu.

Xem thêm: Hiểu Đúng để Tối Ưu Session Duration Đơn Giản và Hiệu Quả

Lợi ích của Minify là rõ ràng. Khi bạn giảm dung lượng tệp CSS và HTML, web của bạn sẽ tải nhanh hơn, đáp ứng nhanh hơn và cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn. Người dùng sẽ không phải chờ đợi lâu để xem nội dung và có thể tương tác với trang web một cách nhanh chóng.

Một số plugin hỗ trợ Minify và các tính năng tùy chỉnh để bạn có thể cấu hình phù hợp với trang web như: Autoptimize, W3 Total Cache và các plugin cache đều cung cấp tùy chọn để kích hoạt Minify cho mã CSS và HTML dễ dàng. Chúng cũng thường hỗ trợ nén tệp zip để giảm kích thước và tối ưu tốc độ tải trang.

Lời kết

Trên đây là những thông tin hướng dẫn cơ bản để tăng tốc độ và hiệu suất WordPress. Khi bạn thử những kỹ thuật này, đừng quên kiểm tra tốc độ trang web của bạn trước và sau khi thực hành. Ngoài ra, bạn nên backup website trước khi thử nghiệm các plugin mới. Nếu như có lỗi xảy ra, bạn có thể retore lại website nhanh chóng. Chúc bạn thành công.

[divi_library_shortcode id=”34977″]

Bài viết này có hữu ích với bạn không? Hãy cho tôi biết đánh giá của bạn nhé!
[Tổng: 1 Trung bình: 5]

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *