Google Analytics 4 – Hướng Dẫn Đọc Báo Cáo và 9 Chỉ Số Cơ Bản

bởi | 03.03.2024 | Foundation


Tôi là Minh, hiện đang chạy Google Ads cho ABC Digi. Sau 1 thời gian làm nghề, tôi nhận ra rằng, nhiều người hiện nay vẫn không hiểu rõ các chỉ số cơ bản và cách đọc báo cáo trong Google Analytics 4.

Do đó, tôi viết bài này để hướng dẫn cho bạn cách đọc các báo cáo và chỉ số cơ bản trong Google Analytics 4 dễ dàng hơn.

[divi_library_shortcode id=”34956″]

6 custom Google Analytics reports you should use for every CRO project

Theo tôi thì có 3 loại báo cáo cơ bản của Google Analytics 4 mà tôi nghĩ rằng ai cũng có thể áp dụng được cho công việc kinh doanh của mình. Đó lần lượt là là báo cáo về người dùng, báo cáo trang và báo cáo chuyển đổi.

Quy trình đọc báo cáo cơ bản của tôi lần lượt là: Báo Cáo Về Người Dùng, Báo Cáo Trang và Báo Cáo Chuyển Đổi.

Mục tiêu của việc đọc này là để tôi có thể xác định đối tượng độc giả của mình đã đúng hay chưa, tiếp đến là các trang web của mình có điều gì bất thường hay không và cuối cùng là chỉ số chuyển đổi của website đang ra sao. Hãy cùng tôi tìm hiểu sâu hơn trong bài viết dưới đây.

Xem thêm: 4 Sự Khác Biệt Giữa Slogan Và Tagline Mà Marketer Cần Biết

A. Báo cáo Người Dùng (Users Report)

Đây là 1 báo cáo mà bạn nên theo dõi hàng tháng. Ở phần báo cáo người dùng này, bạn có thể xem được khách hàng truy cập vào website của bạn bao nhiêu tuổi, họ ở đâu, nói ngôn ngữ gì và có sở thích ra sao. Có đúng với mục tiêu của bạn hay không?

Vậy thì những chỉ số và những thông tin này để làm gì và có lợi ích gì cho việc sáng tạo nội dung và kinh doanh của bạn?

bao cao

Để truy cập vào báo cáo tổng quan người dùng, ở trang chủ Google Analytics 4 bạn hãy nhấp vào Báo Cáo (Report) → Users → Thuộc Tính Người Dùng (User Attributes) → User Attributes Overview.

1. Quốc Gia (Country)

Vì ABC Digi là 1 nền tảng fullstack e-learning dành cho người Việt nên không có gì bất ngờ khi người dùng ở Việt Nam chiếm con số áp đảo so với những quốc gia khác. Tuy vậy, tùy thuộc vào thị trường và mục đích kinh doanh của bạn mà bạn có thể xem xét chỉ số này tùy theo từng trường hợp.

Xem thêm: 7 Hình Thức Marketing Truyền Miệng Word of Mouth Thông Dụng

bao cao 1

Ví dụ: Bạn là 1 trang web tiếng Anh về lĩnh vực thương mại quốc tế, khách hàng của bạn đến từ rất nhiều các quốc gia khác nhau và chiếm hơn 60% trong đó là đến từ các nước nói tiếng Tây Ban Nha. Vậy thì tại sao lại không tạo thêm 1 phiên bản tiếng Tây Ban Nha để giúp cho hơn 60% khách hàng của mình có được trải nghiệm tốt hơn?

2. Thành phố (Town/City)

Chỉ số Quốc Gia không giúp ích được nhiều cho bạn vì bạn chỉ phục vụ cho khách hàng ở Việt Nam? Vậy thì cùng nhìn sang Thành Phố.

Chỉ số này sẽ cho bạn biết khách hàng của bạn đến từ những thành phố, khu vực nào. Từ những điều này, bạn có thể mở thêm chi nhánh để phục vụ cho những khách hàng ở những thành phố có nhiều users hoặc chỉ đơn giản là để có thể target quảng cáo cho chính xác hơn mà thôi.

bao cao 1 1

 

Ví dụ: Bạn đang có 1 cửa hàng bán lẻ quần áo tại Hà Nội nhưng lượng users của bạn lại đến nhiều nhất từ TP.HCM. Trong trường hợp này, có thể những nội dung và quảng cáo của bạn đang nhắm sai lệch đến nhóm đối tượng mục tiêu. Bạn có thể cân nhắc đăng tải các sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người dân ở TPHCM để nâng cao doanh thu cho cửa hàng của mình.

3. Giới tính và độ tuổi (Gender and Age)

Mỗi độ tuổi và giới tính khác nhau sẽ có nhu cầu và thị hiếu khác nhau. Nắm bắt được chính xác các chỉ số này sẽ có thể giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc tạo nội dung cũng như là các sản phẩm cho khách hàng của mình.

bao cao 2

Ví dụ: ABC Digi là nền tảng fullstack e-learning có những khách hàng mục tiêu là nam nữ từ 18-24 tuổi. Do đó, các nội dung của ABC Digi sẽ được viết sao cho phù hợp với thị hiếu của độ tuổi này nhất có thể.

Thế nhưng, nếu như khách hàng thường xuyên truy cập vào website của bạn lại không phải là giới tính và độ tuổi mà bạn nhắm mục tiêu thì sao?

Có thể do nội dung của bạn đang nhắm tới sai đối tượng và bạn cần phải có sự điều chỉnh sao cho phù hợp. Hoặc xem đó như 1 cơ hội, ra mắt những sản phẩm và nội dung mới cho phù hợp với những khách hàng đó.

Xem thêm: Lead Là Gì? 7 Lầm Tưởng Về Lead Bạn Nên Biết

4. Công nghệ và thiết bị (Technology and Device)

Bên cạnh các chỉ số Quốc Gia, Thành Phố ,Giới Tính, Độ Tuổi ra thì còn 1 chỉ số nữa cũng rất quan trọng đó là Công Nghệ Và Thiết Bị. Chỉ số này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc khách hàng, cũng như việc kinh doanh của bạn đấy.

Để truy cập vào báo cáo này, bạn chỉ cần nhấp vào Báo Cáo (Report) → Users → Công nghệ (Tech) → Tổng Quan (Overview)

Huong dan doc cac bao cao va chi so co ban trong GA4 1

Ở trong phần báo cáo này, các chỉ số mà bạn cần chú ý chính là Người dùng theo thiết bị (Users by Device Category), Trình Duyệt và Độ Phân Giải Màn Hình (Browser & Screen Resolution). Nghe có vẻ không liên quan lắm nhỉ vì khách hàng dùng thiết bị nào đâu thể do chúng ta quyết định được?

Thế nhưng từ những chỉ số kể trên, bạn có thể biết được khách hàng của mình truy cập vào website chủ yếu từ thiết bị, trình duyệt gì và độ phân giải ra sao. Từ đó, tối ưu trải nghiệm cho khách hàng trên những thiết bị và độ phân giải đó.

Ví dụ: Khách hàng của bạn 70% sử dụng điện thoại để mua sắm trên website, nhưng bạn lại chẳng tập trung đến việc tối ưu cho mobile và chỉ chăm chăm tối ưu cho người dùng desktop.

Bạn có biết rằng, website của bạn sẽ hiển thị khác nhau ở mỗi trình duyệt, thiết bị và độ phân giải màn hình không? Nếu không theo dõi và tối ưu, thì bạn sẽ mất đi những khách hàng tiềm năng của mình đấy.

Xem thêm: Dropshipping Là Gì? Có Vai Trò Ra Sao Và Quy Trình Thế Nào

B. Báo cáo Trang (Page Report)

Sau khi đã xem và có được những hiểu biết nhất định về Người Dùng rồi thì tiếp theo hãy cùng đến với báo cáo Trang nhé.

Để có thể xem báo cáo Trang, ở trang chủ Google Analytics 4 bạn hãy nhấp vào Báo Cáo (Report) → Vòng Đời (Life Cycle) → Mức Độ Tương Tác (Level Of Interaction) → Trang và màn hình: Đường dẫn trang và loại màn hình (Page and Sceen: Page Path and Screen Type)

Huong dan doc cac bao cao va chi so co ban trong GA4 4

Tương tự như ở báo cáo Người Dùng, ở phần này cũng có những chỉ số mà chúng ta cần lưu tâm để có những biện pháp tối ưu cho những nội dung trên website của mình.

1. Số lần xem, người dùng (View, User)

Trong Google Analytics 4, chỉ số Users là một thước đo quan trọng. Chỉ số này sẽ cho biết số lượng người đã tương tác với trang web hoặc ứng dụng của bạn trong khoảng thời gian cụ thể. Mỗi người dùng khi truy cập trang web hoặc ứng dụng sẽ được định danh bằng một mã theo dõi (Client ID), giúp Google Analytics theo dõi và xác định số lượng người ghé thăm.

Tương tự như vậy, số lần xem là tổng số lượt xem trang của người dùng đối với 1 trang nội dung cụ thể trên website của bạn. Bạn có thể sử dụng thông tin này để đánh giá hiệu suất theo thời gian, so sánh giữa các kênh marketing, đối thủ cạnh tranh hoặc chỉ đơn giản là so với cùng kỳ tuần trước, tháng trước hay năm trước.

Xem thêm: 7 Lợi Ích Của Wifi Marketing và Quy Trình Triển Khai

Huong dan doc cac bao cao va chi so co ban trong GA4 5

Ví dụ: Bạn có thể thấy trong hình, 3 trang có nhiều lượt xem nhất lần lượt là Content All In One, Trang Đăng Nhập và trang Ý Tưởng Content Cho Ngày 20/11. Câu hỏi đặt ra lúc này là tại sao những trang này lại có nhiều lượt xem đến vậy?

Đầu tiên vì trong tháng 11, ABC Digi đang đẩy mạnh chiến dịch marketing cho khóa học Content All In One nên việc mà trang này có nhiều lượt xem nhất tháng 11 là hoàn toàn bình thường và hợp lý.

Với trang Đăng Nhập, đây là trang web mà ai cũng phải xem qua khi muốn học các khóa học e-learning trên website ABC Digi.

Ngày 20/11 là 1 ngày lễ lớn mà mọi doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức đều muốn hưởng ứng, vậy nên trang Ý Tưởng Content Cho Ngày 20/11 có số lần xem cao thứ 3 cũng là hoàn toàn dễ hiểu.

Tương tự như vậy, bạn cũng có thể phân tích các trang web có lượt xem trang thấp trong tháng, từ đó tìm ra những điểm bất thường để kịp thời khắc phục và tối ưu. Hoặc chỉ đơn giản là so sánh với cùng kỳ tháng trước, tuần trước bằng cách nhấp vào ô Ngày Tháng → So Sánh (Compare).

Huong dan doc cac bao cao va chi so co ban trong GA4 6

2. Thời gian tương tác trung bình

Thời gian tương tác trung bình là chỉ số thể hiện thời gian người dùng dừng lại để xem nội dung trên 1 trang cụ thể trên website của bạn. Thời gian tương tác trung bình càng lâu chứng tỏ nội dung của bạn rất chất lượng, khiến người dùng phải bỏ nhiều thời gian để xem xét, nghiền ngẫm.

Ngược lại, thời gian tương tác trung bình ngắn thì nội dung của bạn có vẻ đang không đáp ứng được nhu cầu thông tin của người dùng hoặc chỉ đơn giản là trang đó đang gặp phải vấn đề gì đó.

Xem thêm: Hiểu Đúng Về Influencer và 5 Bước Tạo Chiến Dịch Influencer Marketing Bài Bản

Huong dan doc cac bao cao va chi so co ban trong GA4 7

Ví dụ: Như bạn có thể thấy trong hình, thì ngoài những trang lỗi 404 và các trang đầu mục ra thì có 1 trang Cập Nhật Trend Tháng 10 có thời gian tương tác trung bình chỉ 25 giây. Vì đây là 1 chuỗi nội dung cập nhật hàng tháng của ABC Digi, nên 25 giây là quá ngắn và bất thường.

Sau khi kiểm tra thì tôi ngay lập tức hiểu ra lý do, đó chính là vì toàn bộ hình ảnh của bài viết đều bị lỗi không thể hiển thị. Điều này gây nên trải nghiệm không tốt cho người đọc. Nếu phát hiện ra những điểm bất thường này sớm, bạn có thể nhanh chóng khắc phục để giảm thiểu được những thiệt hại cho website của mình.

3. Tỷ lệ tương tác

Tỷ lệ tương tác là chỉ số được sử dụng để đo lường chất lượng traffic trên trang. Tỷ lệ tương tác thực chất là ngược lại với tỷ lệ thoát (bounce rate).

Bounce Rate là tỉ lệ phần trăm các session chỉ có duy nhất 1 tương tác truy cập. Một trang chỉ bị tính bounce rate khi trang đó là trang bắt đầu một session.

Tỷ lệ tương tác = 100% – Bounce Rate

Để không bị tính là 1 bounce rate thì 1 phiên phải đạt được ít nhất 1 trong 3 tiêu chí sau:

  • Phiên có thời lượng từ 10 giây trở lên
  • Có bao gồm ít nhất 2 trang được xem trong phiên
  • Bao gồm 1 hoặc nhiều hành động chuyển đổi trong phiên

Theo đánh giá từ Orbit Media, tỷ lệ tương tác GA4 trung bình là 55%. Ngoài ra, theo Firstpageseo.com, tỷ lệ tương tác GA4 tốt cho trang web B2B là 63% và B2C là 71%.

Huong dan doc cac bao cao va chi so co ban trong GA4 8

C. Báo cáo Chuyển Đổi

Nếu bạn là 1 người mới và chỉ cần xem những chỉ số cơ bản thì đây chính là báo cáo dành cho bạn. Để truy cập vào báo cáo chuyển đổi cơ bản, ở trang chủ Google Analytics 4 bạn hãy nhấp vào Báo Cáo (Report) → Vòng Đời (Life Cycle) → Thu Nạp (Acquire) → Thông Tin Thu Nạp Lưu Lượng Truy Cập (Traffic Capture Information).

Huong dan doc cac bao cao va chi so co ban trong GA4 9

.1. Lượt chuyển đổi (Conversion)

Chỉ số chuyển đổi cho bạn biết số lần một người dùng đã thực hiện 1 hành động chuyển đổi trên website của bạn.Đây là chỉ số quan trọng và thiết yếu trong mọi hoạt động kinh doanh. Bằng cách theo dõi chỉ số này, bạn sẽ biết được rằng những khách hàng thực sự thực hiện hành động chuyển đổi đến từ nguồn nào.

Từ đó, bạn có thể tập trung đẩy mạnh nguồn lực và ngân sách cho những nguồn đó để tăng lên doanh thu của mình.

Ví dụ: Trong hơn 322 lượt chuyển đổi của ABC Digi thì có đến hơn 200 lượt chuyển đổi đến từ Facebook Ads. Điều này chứng tỏ rằng những khách hàng được dẫn về từ Facebook Ads là những khách hàng thường có xu hướng mua hàng cao hơn so với các kênh marketing khác.

Huong dan doc cac bao cao va chi so co ban trong GA4 10

2. Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate)

Bên cạnh lượt chuyển đổi thì tỷ lệ chuyển đổi cũng là 1 chỉ số mà bạn cần chú ý đến. Bạn có thể xem xét tỷ lệ này để đánh giá các kênh tiềm năng hiện có.

Huong dan doc cac bao cao va chi so co ban trong GA4 11

Ví dụ: Lượt chuyển đổi từ nguồn Email Marketing của ABC chỉ có khoảng 50 lượt, thế nhưng tỷ lệ chuyển đổi lại lên đến 10%, trong khi Facebook Ads chỉ có 4%. Ta có thể hiểu rằng, cứ mỗi 500 khách hàng đến từ kênh Email Marketing thì sẽ có 50 người mua hàng, trong khi đối với Facebook Ads thì phải 2000 khách thì mới có được 50 người mua hàng.

Vậy nên nếu tìm được cách làm sao để kéo về được thêm khách hàng từ kênh Email Marketing nhiều hơn, ta sẽ có nhiều lượt chuyển đổi hơn. Hiện nay, Google Analytics 4 đã loại bỏ chỉ số này ra khỏi các báo cáo có sẵn nên tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách để thêm chỉ số này vào trong các báo cáo của mình

Bước 1: Tại giao diện báo cáo, bạn hãy nhấp vào Tùy Chỉnh Báo Cáo

Huong dan doc cac bao cao va chi so co ban trong GA4 12

Bước 2: Nhấp vào Chỉ Số (Metrics)

Huong dan doc cac bao cao va chi so co ban trong GA4 13

Bước 3: Tìm Tỷ Lệ Chuyển Đổi Của Người Dùng  (User Conversion Rate) tại ô Thêm Chỉ Số (Add Mectrics)

Huong dan doc cac bao cao va chi so co ban trong GA4 14

Bước 4: Nhấp vào ô Tỷ Lệ Chuyển Đổi Của Người Dùng (User Conversion Rate) → Áp Dụng (Apply)

Huong dan doc cac bao cao va chi so co ban trong GA4 15

Bước 5: Kiểm tra lại xem Tỷ Lệ Chuyển Đổi Của Người Dùng (User Conversion Rate) đã hiển thị trong báo cáo hay chưa. Nếu đã hiển thị thì bấm vào nút Lưu (Save)→ Lưu các báo cáo vào thay đổi hiện tại (Save changes to the current report) → Lưu (Save)

Huong dan doc cac bao cao va chi so co ban trong GA4 16

Ngoài ra, bạn có thể xem được báo cáo Chuyển Đổi chuyên sâu hơn với Lộ Trình Chuyển Đổi của khách hàng với những chỉ số như Số Ngày Dẫn Đến Chuyển Đổi, Điểm Tiếp Xúc Dẫn Đến Chuyển Đổi,…. Để xem được báo cáo này, ở trang chủ Google Analytics 4 bạn hãy nhấp vào Quảng Cáo (Advertisement) → Thuộc Tính (Properties) → Lộ Trình Chuyển Đổi (Conversion Roadmap).

Huong dan doc cac bao cao va chi so co ban trong GA4 17

Đây là báo cáo nâng cao dành cho những người thật sự hiểu biết và có khả năng phân tích chuyên sâu. Nếu bạn là người mới thì báo cáo này không được khuyến khích cho bạn đâu nhé!

Lời kết

Bạn nên theo dõi các báo cáo 1 cách thường xuyên để có thể kịp thời tối ưu và sửa chữa những vấn đề cho website của mình. Tùy vào mục đích mà bạn có thể có tần suất theo dõi báo cáo khác nhau, sau đây là gợi ý của tôi về tần suất xem các loại báo cáo.

– Báo cáo Trang:

Bạn có thể xem ở tần suất hàng ngày/hàng tuần/hàng tháng để kịp thời so sánh với những kỳ trước. Từ đó tìm ra được những thay đổi bất thường so với cùng kỳ và tìm ra được thị hiếu của users đang ở đâu.

– Báo cáo Người Dùng:

Bạn có thể xem báo cáo này theo tuần suất hàng tuần/hàng tháng để theo dõi có sự biến động nào về thành phố quốc gia của người dùng hay không. User có phù hợp với mục tiêu kinh doanh hay không để có những sự thay đổi cho phù hợp.

– Báo cáo Chuyển Đổi:

Đây là 1 báo cáo quan trọng và phức tạp. Bạn có thể xem báo cáo này ở tần suất hàng ngày/hàng tuần/ hàng tháng để hiểu được rằng khách hàng đang có quy trình chuyển đổi như thế nào, chuyển đổi nhiều nhất là vào khoảng thời gian,địa điểm nào. Từ đó bạn sẽ có thể có những thay đổi phù hợp, target quảng cáo cho đúng đắn hơn.

Như vậy là bạn đã bạn đã cùng ABC Digi tìm hiểu xong về các báo cáo và những chỉ số cơ bản trong Google Analytics 4 rồi. Hy vọng rằng, sau bài viết này bạn đã có thể tự mình đọc được các loại báo cáo để giúp tối ưu cho website và công việc kinh doanh của mình. Chúc bạn thành công!

Nguồn tham khảo:

 

Bài viết này có hữu ích với bạn không? Hãy cho tôi biết đánh giá của bạn nhé!
[Tổng: 0 Trung bình: 0]

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *