Hiểu Đúng Về Influencer và 5 Bước Tạo Chiến Dịch Influencer Marketing Bài Bản

bởi | 25/12/2022 | Foundation, Level A


Marketing trong thế kỷ 21 như một cái cây xanh đang trong đà phát triển. Mỗi ngày lại có thêm nhiều khái niệm mới làm chúng ta đôi khi mơ hồ vì không biết cái nào là cái nào, sao nghe cái nào cũng na ná cái nào và khó phân biệt rõ ràng, cụ thể từng loại một. Influencer Marketing chính là một ví dụ điển hình của điều đó.

Influencer Marketing không quá xa lạ đối với dân marketing nhưng trong thời đại bùng nổ kỹ thuật số này, nhưng influencer marketing khiến nhiều người bối rối về những thuật ngữ như Influencer, KOL, KOC, Celebs, TL, Macro Influencer, Micro Influencer,…

Hiểu đúng về Influencer và Influencer Marketing

Hiểu đúng về Influencer và Influencer Marketing

Chúng ta có thể tìm thấy khái niệm về KOL và sự khác nhau giữa KOL và Influencer trên WikiPedia. Tuy nhiên khá mang tính hàn lâm, học thuật và gây khó hiểu cho người mới.

Sau khi tìm hiểu từ các nguồn uy tín ở nước ngoài, vào cuối tháng 12/2022 tôi quyết định viết bài này để chia sẻ về Influencer Marketing với những hiểu biết của riêng mình sau 4 năm làm việc trong lĩnh vực marketing.

Khoá học miễn phí

Nguyên lý Marketing Mạng Xã Hội

Giúp bạn hiểu về thuật toán & tính chất của những mạng xã hội phổ biến ở Việt NamGiúp bạn hiểu được hành vi của người dùng trên các MXH để thiết kế các hoạt động marketing hiệu quả.

Vì vậy, bài viết này xuất hiện ở đây để mong những ai quan tâm đến chủ đề này có thể cùng nhau thảo luận thêm nhằm tìm ra được một cách hiểu thống nhất. Như thế sẽ giúp đỡ tất cả chúng ta trong công việc quản trị marketing truyền thông một cách thuận lợi hơn.

1. Khái niệm

1.1. Influencer là gì?

Influencer dịch sang tiếng Việt là “người có sức ảnh hưởng”, tức là những người có khả năng ảnh hưởng đến hành vi và suy nghĩ của nhiều người khác. Vì vậy, cái tên này đã giới thiệu rõ ràng bản thân nó “là ai” mà không cần phải giải thích thêm vào nữa.

1.2. Influencer marketing là gì?

Influencer marketing là một hình thức sử dụng (những) người có tầm ảnh hưởng (Influencers) ở bất kỳ môi trường nào, phạm vi tác động đến đâu, sử dụng bất kỳ kênh nào,… để truyền đi thông điệp của một chủ đề dù là cá nhân hay tổ chức.

Bằng sức ảnh hưởng của mình, Influencer sẽ giúp thông điệp có khả năng tác động hiệu quả đối với những nhóm công chúng mục tiêu xác định, qua đó giúp chủ thể truyền thông đạt được mục đích.

Influencer marketing là sử dụng Influencer để truyền tải thông điệp của thương hiệu đến cộng đồng của Influencer đó

Influencer marketing là sử dụng Influencer để truyền tải thông điệp của thương hiệu đến cộng đồng của Influencer đó

Nếu như ai có hứng thú hoặc tìm hiểu về mỹ phẩm thì chắc chắn không thể chưa từng nghe đến những cái tên như Changmakeup, Trinh Phạm,… là những beauty blogger vô cùng nổi tiếng chuyên review mỹ phẩm, trang điểm, làm đẹp,… dựa trên sự trải nghiệm của bản thân tại Việt Nam. Vì vậy, mỗi khi muốn mua hoặc có nhu cầu sử dụng mỹ phẩm, hầu hết người dùng sẽ đều ghé qua các vlog của những vlogger này để tìm hiểu cũng như xem nhận xét, đánh giá trải nghiệm của họ với từng dòng sản phẩm và quyết định có nên mua hay không.

Một ví dụ khác nữa là về mảng đầu tư tài chính. Nếu như bạn có tìm hiểu hoặc quan tâm về vấn đề này, ít nhiều bạn cũng sẽ nghe thấy tên của shark Phạm Thanh Hưng – một người có uy tín và chuyên môn trong mảng này. Mỗi một câu nói của shark Hưng về chuyên môn đều được rất nhiều người tin theo mà cụ thể hơn là ứng dụng đầu tư sinh lời Finhay được shark quảng bá. Chỉ cần bạn tìm kiếm “Finhay” trên Google, bạn sẽ thấy sự xuất hiện rộng rãi của shark Hưng bên cạnh ứng dụng này.

Xem thêm: 7 Lợi Ích Của Wifi Marketing và Quy Trình Triển Khai

2. Phân loại Influencer

Theo định nghĩa vừa nêu ở phần 1, Influencer là bao gồm tất cả những người có sức ảnh hưởng và những người có sức ảnh hưởng này sẽ được phân chia theo các tiêu chí sau đây:

2.1. Theo loại giá trị/sức mạnh tạo ra ảnh hưởng (hay theo ngành nghề)

Đối với Influencer ở mục này sẽ gồm những người như sau:

  • Chuyên gia trong các lĩnh vực như tri thức, khoa học,…
  • Chính khách (quyền lực hay khả năng tập hợp quần chúng)
  • Phóng viên, nhà báo, Blogger, Vlogger,… chuyên về mảng thông tin
  • Nhà hoạt động xã hội (tiếng nói dân sự)
  • Nghệ sĩ (cảm xúc)
  • Nhà tu hành, truyền giáo (tôn giáo, tâm linh,…)

2.2. Theo mức độ nổi tiếng

Những Influencer dựa trên mức độ nổi tiếng này sẽ được phân chia cấp bậc dựa trên lượng fans, lương followers, mà cụ thể hơn là đo bằng mức độ nhận biết:

  • Mega Influencer: những người có sức ảnh hưởng rất lớn, có khoảng một triệu lượt người theo dõi tính trên một nền tảng. Họ thường là những ngôi sao tầm cỡ lớn, ca sĩ hay diễn viên hạng A.
  • Macro Influencer: sẽ dưới Mega Influencers một bậc, lượng người theo dõi trên một nền tảng nhất định của họ sẽ tầm từ 500 ngàn đến 1 triệu và họ thường là những ngôi sao hạng B.
  • Mid-Tier: lượt theo dõi của những người này sẽ đạt được trong khoảng 50 ngàn đến 500 ngàn người Theo dõi trên mạng xã hội.
  • Micro Influencer: là những người có lượt theo dõi từ khoảng 10 nghìn đến 50 nghìn người trên một nền tảng mạng xã hội.
  • Nano Influencer: là nhóm đối tượng có sức ảnh hưởng tương đối nhỏ, khoảng dưới mười ngàn người. Mặc dù lượng người theo dõi ít nhưng những Nano Influencer lại thường là những chuyên gia trong lĩnh vực đó hoặc có xu hướng trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó.

influencer marketing abcdigi

Influencer có phân theo mức độ nổi tiếng nên khi muốn thực hiện chiến dịch Influencer Marketing cần hiểu rõ để biết mời ai cho phù hợp

2.3. Theo địa lý

Phân chia Theo địa lý sẽ gồm:

  • Global Influencer: người ảnh hưởng toàn cầu
  • Local Influencer: người ảnh hưởng khu vực

2.4. Theo môi trường tác động

  • Online Influencer: những người có sức ảnh hưởng thông qua mạng internet ví dụ như Giang ơi, Changmakeup, Châu Bùi, Hana Giang Anh,…
  • Offline Influencer: những người có sức ảnh hưởng dù không thông qua mạng internet ví dụ như các bác sĩ, giáo viên,huấn luyện viên thể thao, chủ tịch câu lạc bộ cây cảnh,…

3. Khái niệm về Celeb và KOL

3.1. Celebrity (Celeb)

Celebrity hay Celeb nghĩa tiếng Việt là người nổi tiếng. Celeb thường sẽ được xếp vào nhóm Mega Influencer vì họ có lượng người hâm mộ hùng hậu.

Celeb là ngôi sao nổi tiếng. Nếu như ngân sách cho chiến dịch Influencer Marketing của bạn đủ lớn và cần độ phủ sóng siêu rộng như toàn quốc thì bạn có thể mời các celeb

Celeb là ngôi sao nổi tiếng. Nếu như ngân sách cho chiến dịch Influencer Marketing của bạn đủ lớn và cần độ phủ sóng siêu rộng như toàn quốc thì bạn có thể mời các celeb

Ngoài nghệ sĩ ra, bất kỳ ai thuộc bất kỳ ngành nghề gì như vận động viên thể thao, người dẫn chương trình, gamer,… miễn sao họ có lượng người hâm mộ (fans), lượt theo dõi (followers) đủ lớn và mức độ được nhận biết cao đều có thể trở thành người nổi tiếng (Celebs).

3.2. Key opinion leader (KOL)

KOL – Key opinion leader là người dẫn dắt quan điểm hoặc dư luận.

KOL là những người có chuyên môn và uy tín cao trong một lĩnh vực nào đó như kinh doanh, làm đẹp, tài chính,… Họ có thể có một số lượng lớn người hâm mộ hoặc không cần quá nhiều, nhưng mỗi khi họ phát biểu về chuyên môn thì đáng tin cậy, có khả năng định hướng, dẫn dắt quan điểm của công chúng.

KOL - những người có chuyên môn và uy tín cao trong một lĩnh vực cụ thể sẽ rất phù hợp cho chiến dịch Influencer Marketing của những ngành hàng cần những người có tính chuyên môn cao và độ uy tín cao

KOL – những người có chuyên môn và uy tín cao trong một lĩnh vực cụ thể sẽ rất phù hợp cho chiến dịch Influencer Marketing của những ngành hàng cần những người có tính chuyên môn cao và độ uy tín cao

Ví dụ như giảng viên thanh nhạc Ngọc Mai, một giảng viên có ít người biết đến trên mạng xã hội nhưng lại vô cùng nổi tiếng trong ngành thanh nhạc. Mỗi một tiếng nói về chuyên môn của cô trong giới vô cùng uy tín và được nhiều người tin tưởng.

Lại một ví dụ khác như Shark Phạm Thanh Hưng, một chuyên gia trong mảng đầu tư kinh doanh. Ngược lại giảng viên thanh nhạc Ngọc Mai, shark Phạm Thanh Hưng lại rất nổi tiếng trên mạng xã hội và có một lượng fans vô cùng hùng hậu. Và những lời khuyên về đầu tư cũng như kinh doanh của Shark Phạm Thanh Hưng là những bài học quý giá mà mọi người đều tin theo và học hỏi.

Qua hai ví dụ trên các bạn có thể thấy, KOL chính là một Influencer. Tuy nhiên tuỳ vào mức độ nhận biết, lượng fans và lượt followers mà có thể xếp từng KOL này vào mỗi nhóm Influencer khác nhau như mega hay micro,…

Xem thêm: 12 Xu Hướng Digital Marketing Nổi Bật Năm 2023

4. Những “ông tổ, bà tổ” ngàn like trên mạng xã hội

Những ông hoàng bà tổ ngàn like trên mạng xã hội sẽ gồm hai dạng:

  • Dạng thứ nhất là Celeb, KOL sinh hoạt trên môi trường mạng
  • Dạng thứ hai là những người không phải Celebs cũng không phải KOL nhưng lại có khả năng viết, show hình ảnh cực kỳ tốt, khác biệt, nhả content đều đặn nên có lượng like, lượng follow khủng. Những người này có một tên gọi là Online Celebs. Và đến một thời điểm nhất định khi mà tiếng nói của họ trở nên uy tín, có trọng lượng, có khả năng dẫn dắt, điều hướng được cộng đồng tin theo và làm theo thì họ sẽ trở thành KOL.

5. Tầm quan trọng của KOLs và Influencer Marketing và lý do ngày càng phát triển

5.1. Tầm quan trọng của KOLs và Influencer Marketing

1. Giúp doanh nghiệp cải thiện mức độ nhận diện thương hiệu: Doanh nghiệp có thể tiếp cận đến một nhóm số lượng lớn khách hàng và tăng độ nhận diện thương hiệu thông qua lượng người theo dõi đông đảo của các Influencer.

Influencer Marketing giúp doanh nghiệp xậy dựng thương hiệu và tăng nhận thức về thương hiệu trong lòng khách hàng

Influencer Marketing giúp doanh nghiệp xậy dựng thương hiệu và tăng nhận thức về thương hiệu trong lòng khách hàng

2. Giúp doanh nghiệp sở hữu được lòng tin của khách hàng: Những người có thể trở thành Influencer là những người có một sự uy tín và được người hâm mộ của họ tin tưởng ở một mức độ nhất định. Vì vậy việc hợp tác với các Influencer là một lối đi nhanh giúp doanh nghiệp sở hữu được lòng tin của khách hàng.

3. Giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng tệp khách hàng: Người theo dõi của Influencer là những người đa phần có thói quen sử dụng sản phẩm giống với Influencer của họ. Chọn đúng Influencer để hợp tác giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng tệp khách hàng mục tiêu của mình.

4. Thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ: Điểm đắt giá từ các Influencer chính là xây được niềm tin mạnh mẽ đối với cộng đồng người theo dõi họ. Qua đó, những người theo dõi này sẽ tin tưởng vào những sản phẩm/dịch vụ mà Influencer giới thiệu hoặc đề xuất.

Thực tế đã chứng minh, các chiến dịch Influencer Marketing luôn thu về số lượt mua khủng

Thực tế đã chứng minh, các chiến dịch Influencer Marketing luôn thu về số lượt mua khủng

5. Cải thiện thứ hạng khi làm từ khoá SEO: Khi hợp tác với các Influencer, những bài đăng trích dẫn link của doanh nghiệp trên các bài đăng của Influencers sẽ giúp cho website của doanh nghiệp được tăng traffic, tương tác và hiệu quả làm SEO bởi lượng người theo dõi và khách hàng tiềm năng khổng lồ từ Influencers.

5.2. Lý do Influencer Marketing ngày càng phát triển

1. Người tiêu dùng ngày càng miễn nhiễm với quảng cáo: Nếu như ngày xưa, quảng cáo là nơi để chúng ta xem xét và lựa chọn sản phẩm/dịch vụ thì ngày nay, việc quảng cáo tràn lan trên mọi mặt trận và có những quảng cáo mang tính “lừa tình” khiến người tiêu dùng không còn quá tin tưởng vào quảng cáo như ngày xưa nữa. Và Influencer Marketing là một lựa chọn bổ sung hoàn hảo trong tình cảnh này. Khách hàng lúc này sẽ tin vào influencer mà mua hàng, mà không cần qua quảng cáo.

2. Mạng xã hội không ngừng phát triển: Mạng xã hội là môi trường có thể tiếp cận được số lượng lớn khách hàng tiềm năng, có khoảng 78.1% người dân Việt Nam (76.95 triệu dân) sử dụng mạng xã hội (số liệu thống kê đến tháng 02/2022). Không những thế, mạng xã hội còn mang lại tương tác cao, tức thời, vừa giúp gắn chặt các kết nối và vừa khai thác được insight (nhu cầu tiềm ẩn) của khách hàng.

Thống kê số lượng người dùng mạng xã hội tại Việt Nam tháng 02 năm 2022

Thống kê số lượng người dùng mạng xã hội tại Việt Nam tháng 02 năm 2022

3. Sự kết nối gần gũi giữa khán giả và Influencer: Influencer không chỉ là người được định vị là chuyên gia trong lĩnh vực của họ mà còn là hình mẫu mà khán giả muốn hướng đến. Do đo, hình ảnh và phát ngôn của họ được coi như một nguồn thông tin chính xác, đáng để tin theo.

4. Influencer là nguồn tiếp thị truyền miệng đáng tin cậy trên mạng xã hội: Nghiên cứu chỉ ra rằng, 78% người sử dụng internet ảnh hưởng bởi lời khuyên của người họ tin tưởng, 49% người tiêu dùng phụ thuộc vào đề xuất của người ảnh hưởng để ra quyết định mua hàng.

Đứng sau mỗi chiến dịch Influencer Marketing thành công chính là sức truyền bá 1 truyền 10, 10 truyền 100 của Inluencer và cộng đồng

Đứng sau mỗi chiến dịch Influencer Marketing thành công chính là sức truyền bá 1 truyền 10, 10 truyền 100 của Inluencer và cộng đồng

5. Đánh thẳng vào đối tượng mục tiêu: Mỗi influencer thường chỉ hoạt động trong một vài lĩnh vực nhất định. Nhóm người theo dõi của họ cũng có những điểm tương đồng nhất định về nhóm tuổi, nhóm giới tính, vị trí địa lý… Vì vậy, người theo dõi influencer chính là đối tượng khách hàng đã được “lọc” dựa trên giá trị của người ảnh hưởng đối với cộng đồng.

6. Hiệu ứng hào quang (Halo effect): Hiệu ứng hào quang trong Influencer Marketing là khi khán giả vô thức giả định về các đặc điểm khác của người ảnh hưởng, bởi khán giả vốn đã yêu thích một khía cạnh nào đó khác của người ảnh hưởng.

Influencer Marketing phát triển mạnh bởi trong nó có hiệu ứng hào quang

Influencer Marketing phát triển mạnh bởi trong nó có hiệu ứng hào quang

Ví dụ như người có nhiều followers, likes, shares, comments chứng tỏ là người đáng tin cậy. Vì vậy khi nhãn hàng chọn đúng influencer sẽ đại biểu được độ tin cậy và đẳng cấp của thương hiệu đó.

6. Các kênh kết nối với Influencers và KOLs

Bạn có thể kết nối với các Influencer và KOL thông qua cá nhân (ở phần thông tin cá nhân của các KOL và Influencer đều sẽ để lại thông tin liên lạc) hoặc một vài nền tảng booking KOLs như:

  • Halago – mạng lưới booking với hơn 40.000 Influencers, 6.000+KOLs, 100+ Sao hạng A. 45 triệu chuyển đổi đã được tạo ra trong năm 2020 từ mạng lưới này. Halogo cho phép cả thương hiệu và KOLs, Influencers theo dõi nhanh nhất hiệu quả các chiến dịch đã và đang thực hiện. Mạng lưới KOLs, Influencers cũng được lọc theo yêu cầu tìm kiếm của khách hàng, giúp họ tiết kiệm một lượng lớn thời gian và tiền bạc.
  • BookingKOLs.com – nền tảng booking KOLs có giao diện thân thiện nhất,  thông tin trình bày theo dạng một chiếc CV giúp dễ theo dõi và so sánh để đưa ra quyết định.
  • Onfluencer – nền tảng booking KOLs theo CPA đầu tiên tại Việt Nam và cam kết booking trên nền tảng này sẽ giảm tới 40% chi phí chênh lệch giữa các bên với hiệu quả tăng gần gấp đôi.
  • 7SAT – nền tảng được 700 doanh nghiệp tin dùng bởi các gói giải pháp hữu ích và có thể tùy chỉnh theo nhu cầu của khách hàng.
  • JMC – nền tảng booking Influencer ứng dụng Big Data, triển khai giải pháp influencer(s) đa kênh và các gói dịch vụ tích hợp.
  • Hiip – nền tảng booking KOLs trên toàn Đông Nam Á, nền tảng (platform) sử dụng công nghệ dữ liệu lớn (big data) và thuật toán thông minh. Qua đó có thể chọn lựa và đề xuất những influencer phù hợp nhất, kiểm tra và loại bỏ các “influencer giả”
  • AnyTag – nền tảng tích hợp marketing influencer và phân tích truyền thông xã hội
  • Revu – nền tảng content marketing kết nối influencers
  • KOL Việt – nền tảng booking với các ngôi sao hàng đầu

7. Các bước cơ bản tạo nên một chiến dịch Influencer Marketing

5 bước cơ bản cho một chiến dịch Influencer Marketing bài bản:

Bước 1: Kế hoạch chiến dịch

Trước tiên, bạn phải có một kế hoạch chiến dịch cụ thể với sự hiểu biết rõ ràng về sản phẩm/dịch vụ, bối cảnh, mục tiêu chiến dịch, khách hàng mục tiêu, thông điệp truyền tải,… Từ đó, bạn sẽ biết được nên chọn Influencer nào sẽ phù hợp với yêu cầu của chiến dịch.

Không riêng gì triển khai chiến dịch Influencer Marketing, bất kỳ một chiến dịch nào cũng cần phải lên kế hoạch chi tiết trước

Không riêng gì triển khai chiến dịch Influencer Marketing, bất kỳ một chiến dịch nào cũng cần phải lên kế hoạch chi tiết trước

Bước 2: Lựa chọn Influencer phù hợp

Chọn Influencer sao cho đáp ứng được mục tiêu và ngân sách của chiến dịch với 3 tiêu chí:

  • Mức độ liên quan tới đối tượng mục tiêu: sự phù hợp nhất định về nhân khẩu học (nhóm tuổi, nhóm giới tính, vị trí địa lý,…) giữa đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp với nhóm người theo dõi.
  • Mức độ liên quan đến tính cách: Hình ảnh cá nhân và tính cách của Influencer có sự tương đồng đối với hình ảnh và tính cách thương hiệu.
  • Mức độ liên quan đến nội dung: Hình thức nội dung, thể loại nội dung và quan điểm nội dung của Influencer có sự tương đồng và phù hợp với thông điệp muốn truyền tải của thương hiệu.

Chọn Influencer phù hợp là một trong những bước vô cùng quan trọng trong chiến Influencer Marketing

Chọn Influencer phù hợp là một trong những bước vô cùng quan trọng trong chiến Influencer Marketing

Bước 3: Cùng sáng tạo nội dung

Influencer và thương hiệu cùng nhau sáng tạo nội dung dựa trên thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải.

Trong quá trình cùng nhau sáng tạo nội dung với Influencer, có 3 điều cần lưu ý như sau:

  • Content Format như chia sẻ link hoặc hình, chụp hình với sản phẩm, video content, livestream, audio, podcast,…
  • Trách nhiệm của Influencer: Đại diện hình ảnh, sáng tạo và chia sẻ nội dung.
  • Tùy biến thông điệp: Có thể từ thông điệp điệp của thương hiệu biến thành thông điệp của họ nhưng phải đảm bảo đạt được mục tiêu thương hiệu

Bước 4: Phân phối nội dung

Thỏa thuận với Influencer phân phối nội dung trên các kênh Online (các kênh social chính thức của Influencer hoặc các báo điện tử, diễn đàn) hoặc Offline (tham dự event/ talk show, chụp hình sản phẩm, giao lưu với cộng đồng,…) hoặc cả hai.

Chọn kênh phân phối hợp lý cho chiến dịch Influencer Marketing

Chọn kênh phân phối hợp lý cho chiến dịch Influencer Marketing

Bước 5: Đo lường hiệu quả chiến dịch

Việc đo lường bao gồm 2 nhóm: output và outcome.

Output:

Số lượng nội dung đã thỏa thuận với Influencers để đồng sáng tạo hoặc đăng tải. Có thể được kiểm tra bởi nội bộ agency, thông qua làm việc trực tiếp với Influencers nhằm theo dõi tiến độ sản xuất, đăng tải, sau đó đối chiếu với kế hoạch đề ra ban đầu.

Outcome:

  • Đánh giá sơ bộ hiệu quả nội dung Influencer đã đăng tải, dựa vào những mục tiêu đặt ra ban đầu như: nhận biết, tương tác, hành động,…
  • Đối chiếu những thông tin về nhân khẩu học của những người đã tương tác, cảm xúc và mức độ quan tâm thông qua các từ khóa trong phần thảo luận.
  • So sánh tỷ lệ Earned Media và Paid Media để đánh giá mức độ hấp dẫn và lan tỏa tự nhiên của nội dung.
  • Mục tiêu truyền thông: được đo lường trong hai báo cáo Brand Health Tracking và Social Listening do thương hiệu thực hiện.

Để biết được chiến dịch Influencer Marketing có hiệu quả hay không không thể thiếu việc đo lường các chỉ số mà doanh nghiệp đặt ra

Để biết được chiến dịch Influencer Marketing có hiệu quả hay không không thể thiếu việc đo lường các chỉ số mà doanh nghiệp đặt ra

8. Tổng kết

Các bạn biết đấy, Influencer Marketing không phải bây giờ mới có, từ xa xưa con người ta đã biết khai thác, sử dụng giá trị cũng như sức mạnh của Influencer rồi.

Đơn giản như việc bạn đi xin việc vào một công ty nào đó mà có được thư giới thiệu ở chỗ làm cũ hoặc thư giới thiệu từ giảng viên đã giảng dạy bạn thì việc bạn được nhận sẽ cao hơn nhiều. Đây chính là Influencer Marketing.

Hay từ lâu các doanh nghiệp cũng đã biết thuê các ca sĩ, diễn viên, chính khách,… chụp hình quảng cáo, làm đại diện quảng cáo, sử dụng các sản phẩm của họ ở trong phim, video ca nhạc, tham dự sự kiện,… Đó là Advertising, là product placement nhưng cũng chính là Influencer Marketing.

Coca đã mời Taylor Swift về quảng cáo cho dòng nước uống Coke Diet của mình. Đây cũng chính là Influencer Marketing

Đây cũng chính là Influencer Marketing

Influencer Marketing không chỉ là công cụ, là kênh, mà còn là một phương thức tác động đến người tiêu dùng. Nhưng để Influencer thực sự trở thành một kênh, thậm chí là hệ sinh thái kênh truyền thông bùng nổ như lúc này thì phải kể đến dấu mốc khi các mạng xã hội nối tiếp nhau ra đời, tiếp đó là sự trỗi dậy của các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,….

Giờ đây, Influencer không đơn thuần chỉ là Celebs, KOL để chỉ làm công việc truyền thông nữa mà họ phải cùng với đông đảo những Micro, Nano Influencer – là những người tiêu dùng thực sự – đã “tiến hoá” trở thành những Key Opinion Consumer (KOC – những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường), tham gia và đội quân bán hàng đắc lực cho doanh nghiệp. Những KOC này không chỉ quảng bá sản phẩm cho thương hiệu, mà còn trực tiếp bán hàng thông qua hệ thống cộng tác viên hoặc tiếp thị liên kết.

Hiện nay đã xuất hiện thêm một thuật ngữ mới chính là KOC. Tuy nhiên các thuật ngữ này đều là tập con của Influencer và đều có thể sử dụng trong chiến dịch Influencer Marketing

KOC chính là tập con của Influencer và có thể sử dụng trong chiến dịch Influencer Marketing

Hiểu như vậy, chúng ta có thể tự tìm Influencer và phân loại họ để phục vụ cho các mục tiêu Marketing và truyền thông của doanh nghiệp mình.

Influencer thời 4.0 tất nhiên là phải hoạt động trên môi trường số, vì vậy cách phân biệt KOL và Influencer dựa vào đặc điểm có hay không, nhiều hay ít trong việc tham gia hoạt động online đã lỗi thời và nó tạo nên nhiều sự rối rắm với mọi người.

Bằng một cách thực tế nhất khi đứng trước một kế hoạch Influencer Marketing, chúng ta cần phải quan tâm nhất chính là phân tích, đánh giá xem nên chọn nhóm Influencer nào, profile ra sao để phù hợp với định vị, tính cách thương hiệu, dùng họ chỉ để truyền thông hay kiêm cả bán hàng,… Còn lại nếu cần phải phân biệt thì sẽ phân biệt giữa Celebs và KOL, KOL đời thực (hoạt động cả online và offline) và KOL mạng (chỉ hoạt động online). Vì giữa những Influencer này có những sự khác biệt nhất định.

Nhưng tóm gọn lại, tất cả các khái niệm phát sinh về sau hoặc về sau nữa đều dựa trên một khái niệm chính của Influencer mà biến đổi ra. Vì vậy, Celebs, KOL, KOC, vân vân và mây mây đều là các tập hợp con của Influencer.

Qua bài viết này, ABC Digi hi vọng có thể phần nào giúp các bạn đỡ rối rắm hơn về Influencer Marketing, hiểu đúng và biết phân loại các loại Influencer để có thể giúp các bạn chọn đúng nhóm Influencer phục vụ cho mục đích của doanh nghiệp.

Các câu hỏi thường gặp

1. Influencer Marketing là gì?

Influencer marketing là hình thức sử dụng Influencers để truyền đi thông điệp nhằm tác động đến những nhóm công chúng mục tiêu xác định, qua đó giúp chủ thể truyền thông đạt được mục đích.

2. Có bao nhiêu loại Influencer?

Có 5 loại Influencer: Mega Influencer (lớn hơn 1 triệu followers), Macro Influencer (từ 500 ngàn đến 1 triệu followers), Mid-Tier (50-500 ngàn followers), Micro Influencer (10-50 ngàn followers) và Nano Influencer (dưới 10 ngàn followers).

3. Mối quan hệ giữa KOL và Celebs là gì?

KOL cũng có thể là Celebs nếu họ đạt được một lượng người hâm mộ và người theo dõi đủ lớn và được biến đến một cách phổ biến. Ngược lại thì không.

Celebs cũng có thể trở thành KOL nếu như họ có đủ sự uy tín trong nghề nghiệp/công việc mình làm hoặc vấn đề họ quan tâm theo đuổi.

4. Mối quan hệ giữa KOL và chuyên gia là gì?

Chuyên gia chính là KOL trong từng lĩnh vực chuyên môn, từng ngành nghề.

Nguồn tham khảo:

Bài viết này có hữu ích với bạn không? Hãy cho tôi biết đánh giá của bạn nhé!
[Tổng: 1 Trung bình: 5]

Nhận Thông Báo Nội Dung Mới 

ABC Digi xuất bản nội dung mới hàng tuần, chúng tôi sẽ cập nhật cho bạn qua email 1 lần/tuần. Hoàn toàn miễn phí. Hãy điền thông tin để nhận thông báo.

Nếu bạn bất kỳ câu hỏi hay góp ý nào, bạn hãy bình luận bên dưới, hoặc bạn có thể vào Group FB Cộng Đồng ABC Digi để hỏi đáp & thảo luận các vấn đề về Digital Marketing.

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Loading...