Quy Trình 8 bước Làm Content cho 1 dự án Digital Marketing

bởi | 03.02.2021 | Content Marketing


Content chính là linh hồn của mọi chiến dịch hay dự án Marketing. Dù chúng ta có những cao thủ chạy Ads hay chuyên gia làm SEO đi nữa, nếu content không đủ tốt thì dự án nắm chắc thất bại về doanh số. Suốt 3 năm làm về content từ 2018, chủ yếu là trên Website và Facebook, tôi đã đúc kết ra được 1 quy trình triển khai content của riêng mình. Đây là quy trình làm content giúp tôi sản xuất hàng loạt nội dung, cả cho SEO hoặc Facebook hiệu quả, nhanh và nhẹ nhàng.

Lưu ý: Tôi không làm nội dung sáng tạo nên tôi không rõ quy trình này có áp dụng được cho mảng sáng tạo hay không.

Bước 01: phỏng vấn và thảo luận với client

Ở bước này, tôi sẽ đặt tất cả các loại câu hỏi 5W – 2H (Why, what, who, whom, when, how, how much/many) về sản phẩm để client trả lời. Tôi sẽ hỏi cho đến khi không thể hỏi nữa thì thôi. Trong quá trình đó, tôi sẽ ghi âm lại toàn bộ thông tin. Sau đó, tôi dùng phần mềm chuyển âm thanh thành văn bản để đọc lại và ghi chú ra những thông tin hữu ích việc này giúp rất nhiều trong việc làm nên bản kế hoạch content marketing sau này.

Sau trong lúc ghi chú, tôi sẽ thường nảy sinh ra các thắc mắc khác. Tôi sẽ gom các câu hỏi đó lại và tiếp tục phỏng vấn client. Tôi lặp lại quy trình này cho đến khi không còn thắc mắc gì thì thôi.

[divi_library_shortcode id=”34956″]

Ở bước này, một điều rất quan trọng mà chúng ta cần làm đó là chốt được thông điệp chính mà khách hàng muốn truyền tải trong suốt chiến dịch. Mỗi giai đoạn của chiến dịch chỉ nên truyền tải một thông điệp chính. Có khi cả chiến dịch chỉ tập trung vào 1 thông điệp chính. Nếu không có thông điệp chính, chúng ta sẽ không thể làm nội dung một cách thống nhất.

phỏng vấn client là bước đầu tiên trong quy trình làm content

Phỏng vấn client là bước đầu tiên trong quy trình làm content

Bước 02: trải nghiệm sản phẩm

Với tôi, trải nghiệm sản phẩm là bước rất quan trọng vì nó giúp tôi hiểu sâu sắc hơn về tác dụng và hiệu quả của sản phẩm. Tôi sẽ cố gắng tìm cơ hội trải nghiệm sản phẩm nếu có thể. Hoặc là tôi sẽ tìm sản phẩm tương tự để trải nghiệm. Tôi cũng hay tìm sản phẩm đối thủ của client để trải nghiệm.

Khi làm nội dung về kiến trúc xây dựng, tôi ra công trường cùng anh em công nhân để hiểu những vấn đề về xây dựng. Tôi phỏng vấn chủ đầu tư về các quá trình họ chọn nhà thầu, những tiêu chí và rào cản khi họ chọn nhà thầu.

[divi_library_shortcode id=”33099″]

Xem ngay: Khóa Học Miễn Phí ABC Content – Nhập môn Content Marketing

Bước 03: phỏng vấn khách hàng tiềm năng của client

Ở bước này, tôi sẽ tìm và phỏng vấn những người là/có thể là khách hàng tiềm năng mua sản phẩm của client để xem họ quan tâm gì ở sản phẩm, điều gì khiến họ mua hàng, điều gì cản trở họ mua hàng.

Tôi thường sẽ phỏng vấn 10 người như vậy. Tôi sẽ ghi chú lại những câu hỏi được nhiều người trả lời giống nhau. Đây có thể là insight mua hàng của họ. Với những câu hỏi được nhiều người trả lời khác nhau, tôi sẽ lấy câu trả lời của người này để hỏi lại người kia xem họ có đồng tình hay không.

Cuối cùng tôi sẽ có một danh sách các ý tưởng được sắp xếp theo thứ tự được đồng tình nhiều nhất đến ít được đồng tình nhất.

Xem thêm: 43 câu hỏi & 4 bước Vẽ Chân Dung Khách Hàng Mục Tiêu (có Template mẫu)

phỏng vấn khách hàng tiềm năng sẽ giúp chúng ta có thêm hiểu biết để làm nội dung

Phỏng vấn khách hàng tiềm năng sẽ giúp chúng ta có thêm hiểu biết để làm nội dung

Bước 04: Tham khảo thêm các nguồn thông tin khác

Sau khi phỏng vấn những khách hàng tiềm năng, tôi sẽ tìm tài liệu, sách, video về sản phẩm và ngấu nghiến xem trong vài ngày. Ngoài ra, tôi cũng xem các trang web, nội dung và thông tin của đối thủ hoặc của những đơn vị là leader của ngành.

Việc tìm hiểu hoạt động marketing của đối thủ giúp tôi có thêm ý tưởng để tạo nội dung khác biệt so đối thủ, hoặc đánh vào các kênh mà đối thủ đang bỏ dở.

Trong khi làm 4 bước trên, tôi luôn ghi chú lại những ý tưởng nảy sinh. Điều này vô cùng quan trọng, phải ghi lại hết, càng nhiều càng tốt, không quan trọng đúng sai.

Bước 05: hệ thống lại các ý tưởng phía trên & thảo luận lại client

Đến bước 05 này, tôi sẽ hệ thống hóa lại các thông tin và ý tưởng. Sau đó tôi sẽ  thảo luận lại với client để xem cái nào không hợp lý thì bỏ đi, hoặc xem client có ý tưởng nào nữa không.

Thường thì khi phỏng vấn bước 01, client chưa nói ra hết thông tin vì không nhớ, và cũng vì tôi chưa biết hỏi những gì. Sau khi xem danh sách ý tưởng, client sẽ nhớ ra nhiều thông tin hơn cho dự án, và tôi cũng sẽ biết cần hỏi thêm điều gì.

Bước 06: nghiên cứu bộ từ khóa SEO chi tiết

Thường thì khi nghiên cứu từ khóa SEO chi tiết, tôi sẽ thấy có thêm chủ đề để làm nội dung. Ngoài ra, tôi cũng nhận ra là bộ từ khóa dù chi tiết đến đâu thì cũng chỉ chiếm khoảng 60% các ý tưởng đã liệt kê phía trên. Như vậy là tôi có rất nhiều ý tưởng để làm nội dung mà đối thủ có thể sẽ không có.

Với những dự án không cần SEO, tôi cũng vẫn làm nghiên cứu từ khóa, vì nó luôn cho tôi thêm ý tưởng để làm nội dung.

Nghiên cứu từ khóa SEO giúp tôi có thêm nhiều ý tưởng nội dung

Việc nghiên cứu từ khóa SEO giúp tôi có thêm nhiều ý tưởng nội dung.

Bước 07: Lên kế hoạch nội dung và làm dàn ý chi tiết

Sau khi có bộ từ khóa chi tiết và các ý tưởng bổ sung. Tôi sẽ lên kế hoạch nội dung cho từng kênh. Tiếp theo, tôi sẽ dành 1 – 3 ngày cắm đầu làm dàn ý cho tất cả các nội dung trong kế hoạch. Có dự án nhiều nội dung, tôi và 1 bạn nhân viên dành cả tuần để làm dàn ý.

Xem thêm: 5 bước xây dựng Kế Hoạch Nội Dung Facebook cơ bản

Bước 08: chọn định dạng cho nội dung

Sau khi có bộ dàn ý chi tiết rồi, tôi sẽ thảo luận lại với client một lần nữa về dàn ý và loại định dạng nội dung (bài viết, hình ảnh hay video) để bổ sung thêm ý còn thiếu, bỏ đi ý không cần thiết, và cũng để chốt với khách về tiêu chuẩn thông tin và định dạng nội dung.

Xong xuôi hết là tôi đã có 1 list dàn ý chi tiết tất cả nội dung cho cả dự án và hoàn chỉnh bước lập kế hoạch content marketing. Tiếp theo, tôi cứ túc tắc mà viết, hoặc phân công cho nhân viên, CTV viết, làm video, làm hình ảnh.

Xem thêm: 7 loại Nội Dung luôn luôn Thu Hút Người Xem

Lời Kết

Tôi thấy bước làm tất cả dàn ý một lúc rất quan trọng và nó giúp tôi tiết kiệm thời gian rất nhiều. Thay vì viết tới đâu làm dàn ý tới đó, hoặc làm cho từng tuần, thì tôi làm một phát cho cả dự án. Sau này có bổ sung bài nào thì tính sau. Lúc đầu thì hơi cực, nhưng sau đó tôi thấy thoải mái vô cùng.

Chuyên môn hóa từng khâu trong quy trình làm content sẽ giúp tăng năng xuất và hiệu quả làm việc. Bạn có thể bắt đầu với việc lên ý tưởng nội dung và làm dàn ý cho cả tháng. Khi đã có dàn ý rồi, bạn sẽ thấy việc viết nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Ngoài ra, những bước phỏng vấn client, trải nghiệm sản phẩm, phỏng vấn khách hàng tiềm năng cũng như tham khảo thêm thông tin là những bước quan trọng nhất, vì chúng giúp chúng ta hiểu rõ về sản phẩm và người mua hàng. Nếu không hiểu đủ về sản phẩm, content của chúng ta sẽ rất hời hợt, không có sức thuyết phục người mua hàng. Bạn hãy tập trung làm những bước này thật tốt.

Bài viết này có hữu ích với bạn không? Hãy cho tôi biết đánh giá của bạn nhé!
[Tổng: 19 Trung bình: 4.6]

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *