02 Yếu Tố Tone & Mood Tạo Nên Linh Hồn Cho Content

bởi | 09.12.2023 | Content Marketing


Tôi là Ngô Tuấn Anh, hiện đang là SEO leader tại ABC Digi. Tôi đã làm digital marketing được hơn 5 năm. Trong thời gian đó, tôi đã ứng dụng 2 yếu tố Tone & Mood trong việc làm nội dung, nhờ đó thể hiện được các đặc điểm của thương hiệu trong nội dung.

Bài viết này được đúc kết từ kinh nghiệm 5 năm của tôi và có tham khảo ở nhiều nguồn uy tín trong và ngoài nước khác. Nếu bạn đang muốn xây dựng nội dung thương hiệu của mình trở nên gần gũi trong mắt khách hàng, làm content sâu sắc và đúng định vị thương hiệu hơn. Hơn nữa giúp tăng hiệu quả truyền thông và doanh thu bán hàng, Tone and Mood chính là 1 phần bạn nên tìm hiểu, bài viết này sẽ giúp bạn làm điều đó. 

Vậy Tone and Mood là gì? Cách tạo ra nó như thế nào? Hãy cùng ABC Digi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

A. Tone and Mood là gì?

Tone and Mood giúp thương hiệu của bạn giao tiếp với các khách hàng xung quanh một cách có cảm xúc. Xét về ngữ nghĩa “tone” là tông giọng (còn gọi là văn phong), còn “mood” là cảm xúc, tâm trạng mà nội dung muốn truyền tải tới người xem. Vậy kết hợp lại thì Tone and Mood là 2 yếu tố tạo nên cảm xúc cho nội dung.

Tone and mood là gì?
Tone and Mood là một chiến dịch quảng bá thông qua cảm xúc tâm lý con người

Xem thêm: 43 câu hỏi & 4 bước Vẽ Chân Dung Khách Hàng Mục Tiêu

B. Lý do Tone & Mood lại quan trọng

Như đã nói ở trên thì tone and mood là một phần linh hồn của các nội dung, một trong những yếu tố tác động trực tiếp và dễ gây ấn tượng đáng nhớ đến khách hàng, đồng thời giúp doanh nghiệp khẳng định sự khác biệt của mình với các đối thủ cạnh tranh khác.

Bên cạnh những thông tin mà bất kỳ ai cũng có thể cho vào nội dung, tone and mood giúp xây nên cá tính và đặc trưng riêng biệt cho mỗi thương hiệu. Nếu khách hàng thích cá tính này, họ sẽ thích thú và gắn bó với thương hiệu hơn.

[divi_library_shortcode id=”34956″]

Chính vì thế, 2 yếu tố này là lựa chọn phù hợp nhằm tạo nên sự khác biệt về phong cách cho trong việc quảng bá thương hiệu và sản phẩm.

Tầm quan trọng của Tone and Mood

Tầm quan trọng của Tone and Mood

C. 7 bước để xác định Tone and Mood

Dưới đây là 7 bước giúp bạn có thể xác định được Tone and Mood cho thương hiệu của riêng mình:

Bước 1: Tìm hiểu rõ về đối tượng mục tiêu

Để có thể xác định tốt tone and mood việc đầu tiên cần làm chính là nghiên cứu về đối tượng khách hàng mà bạn hướng tới. Họ muốn gì? Cần thứ gì? Quan tâm đến những gì? Tính cách của họ ra sao? Họ thích giọng văn như thế nào?…

Xem thêm: 11 công cụ hỗ trợ xác định chân dung khách hàng

Để có thể nắm rõ điều đó, bạn nên:

  • Đặt bản thân vào vị trí của khách hàng
  • Thăm dò sở thích, cá tính và xu hướng của họ
  • Học hỏi những cộng sự đi trước, những người đã kinh nghiệm làm việc với khách hàng
Tìm đối tượng mục tiêu
Tìm đối tượng mục tiêu

Việc nghiên cứu và xác định đúng được đối tượng khách hàng sẽ khiến cách thể hiện của thương bạn trở nên đúng hướng và chạm tới được khách hàng mong muốn.

Bước 2: Khẳng định vị trí thương hiệu của bạn

Một thương hiệu mang cá tính và phong cách riêng sẽ tự tạo nên cho mình một khu vực riêng biệt, những màu sắc đặc trưng của thương hiệu đó. Việc định vị được thương hiệu của ban giúp doanh nghiệp có một chỗ đứng thực sự vững chắc để cạnh tranh với các đối thủ, tạo cho thương hiệu của bạn một con đường đi rõ ràng.

Xem thêm: Template giúp xác định Tone and Mood cho thương hiệu của bạn

Bước 3: Thăm dò đối thủ cạnh tranh

Thăm dò nhà bên là để tránh đi hoàn toàn những định hướng của đối thủ, chứ không phải để bắt chước theo. Hãy thường xuyên để ý và xem xét những mục tiêu và định hướng của đối thủ xung quanh.

Xem thêm: 10 công cụ phân tích đối thủ cạnh tranh trên nền tảng Social Media

Thăm dò đối thủ cạnh tranh
Thăm dò đối thủ cạnh tranh

Bước 4: Đặt mình vào vị trí của người sử dụng

Đặt chân vào dòng tâm trạng và suy nghĩ của khách hàng, tìm hiểu xem thử họ muốn gì, họ cần và đang tìm kiếm điều gì, hay là điều mà họ thường quan tâm tới. Để làm được điều này phải đòi hỏi ở bạn sự tinh tế và linh hoạt trong việc nghiên cứu đối tượng mục tiêu.

Xem thêm: Content Nurturing là gì mà giúp khách hàng không rời mắt khỏi Fanpage của bạn

Đặt mình vào vị trí của khách hàng
Đặt mình vào vị trí của khách hàng

Bước 5: Chọn lọc ra 3 tính từ

Tìm ra 3 tính từ đặc trưng và liên quan mật thiết với các đặc điểm mà thương hiệu của bạn có. Nhờ đó mà giúp tạo ấn tượng và lưu giữ với khách hàng dễ dàng và lâu hơn. Càng gắn bó tới thương hiệu, càng đưa người dùng tới gần với sản phẩm.

Chọn lọc tính từ
Chọn lọc 3 tính từ đặc trưng mô tả về doanh nghiệp

Bước 6: Đề xuất được nhiều phương án Tone and Mood

Kể cả khi chúng ta hiểu được Tone and Mood là gì thì vẫn rất khó để xác định được tông giọng và tính cách phù hợp với thương hiệu của một doanh nghiệp. Vì vậy hãy mạnh dạn trải nghiệm nhiều thứ, thử nhiều lần và dần dần bạn sẽ tìm được 3 tính từ phù hợp nhất để thể hiện thương hiệu của bạn.

Đề xuất nhiều phương án
Đề xuất nhiều phương án

Bước 7: Chạy thử và tối ưu

Việc không thành công trong lần đầu tiên là điều quá đỗi bình thường. Nếu nội dung của bạn được sản xuất với một tone and mood và không thu hút được nhiều tương tác thì sai? Không sao cả không ai thành công ngay lần thử đầu tiên, hãy cố gắng thử lại lần nữa, rồi thành phẩm của bản sẽ ngày một tốt hơn.

Chạy thử và chuốt
Chạy thử và chuốt

D. Làm thế nào để người viết có thể chuyển giọng văn nhanh chóng?

1. Làm giàu vốn tài liệu tone and mood

Tăng cường trau dồi nguồn kiến thức, sưu tầm tư liệu nhờ đó làm giàu giọng văn và chất liệu về tone and mood của các doanh nghiệp trong việc quảng bá sản phẩm. Từ đó, cách truyền đạt của thương hiệu trở nên đa dạng phong phú, mở rộng phạm vi tiếp xúc của khách hàng hơn rất nhiều.

Xem thêm: 7 cách Luyện Viết Content hàng ngày cho newbie

Làm giàu vốn tài liệu
Làm giàu vốn tài liệu

2. Tự viết và tưởng tượng lại theo cách riêng của mình

Thường xuyên tự rèn luyện cho mình khả năng tư duy và nâng cao độ sáng tạo trong sản xuất content. Bạn cũng có thể áp dụng một số hình thức của các brand khác và viết lại sao cho phù hợp với hãng, vừa tăng thêm kinh nghiệm xây dựng nội dung cũng như trau dồi kiến thức về Tone and Mood.

Viết và tưởng tượng lại theo cách riêng
Viết và tưởng tượng lại theo cách riêng

3. Tham gia nhiều group

Khi gia nhập vào các nhóm, trang mạng xã hội trên Facebook cũng như các trang mạng xã hội khác, bạn sẽ được tiếp xúc rộng hơn với tài liệu kiến thức đa dạng, đồng thời bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ hay học hỏi kinh nghiệm từ những thành viên trong group. Nhờ đó, cơ hội phát triển nội dung và làm giàu Tone & Mood của bạn ngày càng được mở rộng và đi lên.

Xem thêm: 7 Bước Lập Kế Hoạch Content Marketing Đa Kênh

4. Theo dõi các fanpage nổi bật trên mạng xã hội

Fanpage là một trong những kho tàng kiến thức, kinh nghiệm đa dạng và thực tế mà mỗi người ai cũng cần phải biết. Theo dõi những người đi trước, học hỏi giọng văn từ nhiều người và xây dựng nguồn văn phong luôn mới mẻ. Một số Fanpage thú vị mà bạn có thể tìm và tham khảo:

5. Luôn chủ động tìm nguồn cảm hứng mới mẻ

Nếu bạn chỉ đang làm việc tại một chỗ, hãy thử đứng dậy và đi tìm những nơi đẹp đẽ khác, nơi mới cảm hứng mới. Thay đổi chút không khí xung quanh sẽ khiến bạn trở nên dễ chịu và não bộ linh hoạt hơn rất nhiều, giúp bạn dễ dàng thay điều chỉnh cảm xúc và phong cách viết.

6. Dành thời gian thư giãn và trải nghiệm thế giới

Suốt một quãng thời gian làm việc dài, ta nên dành một chút không gian riêng tư để tìm lại bản thân, cung cấp lại năng lượng, động lực cho chính mình. Ngoài việc chủ động tìm kiếm nguồn cảm hứng mới, thì nghỉ ngơi và trải nghiệm nhiều cũng là cách bạn có thể lấy nguồn cảm hứng mới và phát triển được tone and mood khi viết nội dung.

Dành thời gian nghỉ ngơi, trải nghiệm
Dành thời gian nghỉ ngơi, trải nghiệm

Xem thêm: 3 Công Thức viết Tiêu Đề Lôi Cuốn 

E. Tone và Mood của một số thương hiệu

Bạn có thể xem thêm các Case Study dưới đây để hình dung rõ ràng hơn về Tone and Mood của các thương hiệu lớn trên thế giới.

Xem thêm: 7 Case Study Tone and Mood của các thương hiệu thế giới

Cùng một hãng về kem đánh răng nhưng Closeup và Sensodyne lại mang hai cá tính đặc trưng khác nhau:

  • Closeup được gắn với chiếc mác “hơi thở thơm mát” dài lâu
Chọn lọc tính từ
Tone and mood – Closeup “hơi thở thơm mát”
  • Sensodyne khẳng định nhãn hiệu “ngừa ê buốt” chân răng
Sensodyne “ngừa ê buốt”
Tone and mood – Sensodyne “ngừa ê buốt”

Hãng đồ uống có gas nổi tiếng là CocaCola và Pepsi cũng tạo cho mình hai phong cách riêng biệt:

Xem thêm: So sánh brand voice của 2 thương hiệu Coca Cola & Pepsi

  • CocaCola khiến người dùng liên tưởng tới những bữa ăn sum vầy, ấm áp bên gia đình và người thân
  • Pepsi gây ấn tượng với một vẻ năng động, nhiệt huyết của tuổi trẻ
    Hãng đồ uống có gas nổi tiếng là CocaCola và Pepsi cũng tạo cho mình hai phong cách riêng biệt
    Hãng đồ uống có gas nổi tiếng là CocaCola và Pepsi cũng tạo cho mình hai phong cách riêng biệt

Lời kết

Chúng tôi mong rằng bài viết này có thể giúp bạn giải đáp được Tone and Mood là gì, và cũng như cung cấp đủ cho bạn những thông tin về Tone & Mood, cách xây dựng và phát triển nó cho thương hiệu của bạn. ABCDigi chúc bạn có thể tìm được một giọng văn và phong cách lý tưởng phù hợp với sản phẩm thương hiệu của bạn nhé!

[divi_library_shortcode id=”34956″]

Nguồn tham khảo:

Bài viết này có hữu ích với bạn không? Hãy cho tôi biết đánh giá của bạn nhé!
[Tổng: 1 Trung bình: 5]

2 Lời bình

  1. Tu Trinh

    Sau khi mình đọc thì thấy tone và mood có phạm trù khá rộng nên vẫn chưa hiểu rõ lắm mong được giải thích thêm liệu nó liên quan đến branding hay content.

    Hồi đáp
    • Nguyễn Hoàng Đức

      Tone và mood chính là cách làm content đó bạn, nó là cách thể hiện các yếu tố thương hiệu qua content.

      Hồi đáp

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *