4 Loại Nurturing Content Thú Vị Để Thay Thế Các Loại Nội Dung Bán Hàng Khô Khan

bởi | 28.12.2022 | Content Marketing


Các loại nội dung quảng cáo bán hàng trực tiếp mô tả về sản phẩm / dịch vụ ngày càng trở nên nhàm chán với khách hàng. Một phần vì khách hàng nhận quá nhiều nội dung quảng cáo như vậy hàng ngày, một phần vì viết quảng cáo mãi cũng có nhiêu đó ý, không thể làm cho nội dung phong phú hơn. Chính vì thế nurturing content – nội dung nuôi dưỡng đã ra đời giúp cho việc giới thiệu doanh nghiệp, sản phẩm/dịch vụ của bạn đến khách hàng một cách thân thiện, phong phú và đa dạng hơn. Trong bài viết này, hãy cùng ABC Digi tìm hiểu nurturing content là gì và các loại phổ biến để áp dụng vào hoạt động content marketing của bạn.

1. Nurturing Content là gì?

Nurturing Content không phải là nội dung bán hàng mặc dù trong loại nội dung này đều đề cập đến thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Các loại content này cung cấp nhiều giá trị đến khách hàng, giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách nhẹ nhàng hơn, giúp khách hàng đón nhận thông tin một cách thoải mái hơn, không có cảm giác phòng thủ hay phản kháng.

Chính vì thế loại nội dung này là loại content để nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng, giúp khách hàng tiếp cận nhiều thông tin hơn, hiểu hơn về doanh nghiệp và sản phẩm mà không có cảm giác bị bán hàng.

Nurturing content hiệu quả vì giúp người đọc tiếp cận thông tin mà không có cảm giác bán hàng. Vì khi có cảm giác này người đọc sẽ sinh ra tâm lý phản kháng đề phòng, từ đó khả năng tiếp nhận thông tin sẽ giảm đáng kể.

[divi_library_shortcode id=”34956″]

2. Các loại Nurturing Content – nội dung nuôi dưỡng

Nurturing Content gồm có 4 loại:

2.1. Advertorials

Advertorials là dạng bài viết sử dụng một nguyên liệu có sẵn sức hút với độc giả, sau đó lèo lái nội dung về thông điệp mình muốn truyền tải.

noi dung nuoi duong advertorial content acbdigi marketing

Nguyên liệu thu hút cho Advertorials

  • Một câu chuyện của người nổi tiếng
  • Trend đang hot
  • Một câu trích dẫn nổi tiếng
  • Một nội dung hay trong sách, phim, bài hát nổi tiếng
  • Và bất kỳ vấn đề gì có thể làm cho người đọc của bạn quan tâm ngay lập tức

Hãy tìm ra các nguyên liệu phù hợp với sản phẩm dịch vụ mà bạn đang kinh doanh. Hãy nhớ các nguyên liệu này phải có sức hút, bạn nên sưu tầm thật nhiều nguyên liệu và bắt đầu viết theo cách hướng dẫn dưới đây.

[divi_library_shortcode id=”33099″]

Cấu trúc bài Advertorials

Câu chuyện dẫn nhập: Câu chuyện dẫn nhập chính là nguyên liệu mà chúng ta sưu tập có sức hút với độc giả. Khi đã có câu chuyện này, việc tiếp theo bạn cần làm là phân tích câu chuyện này và đưa phân tích vào phần mở đầu của bài viết. Câu chuyện này thường chiếm 50 – 80% nội dung bài viết.

Dẫn dắt về thông điệp muốn truyền đạt: sau khi đã thu hút độc giả bằng nguyên liệu thu hút, bạn cần tìm ra sự liên kết giữa nguyên liệu này với sản phẩm / dịch vụ / thương hiệu của bạn, từ đó dẫn dắt từ nguyên liệu thu hút về thông điệp bạn thật sự muốn độc giả nhận được.

Kêu gọi hành động (CTA): Thường những dạng content nuôi dưỡng sẽ không cùng CTA là lời kêu gọi mua hàng mà là kêu gọi đọc thêm một loại nội dung khác. Chúng ta cùng đi đến với ví dụ của loại nội dung này:

Dạng nội dung Advertorials - một dạng content nuôi dưỡng

Đây là ví dụ thực tế trên sản phẩm của học viên trong khóa học Content 5AM

Chúng ta đang đứng ở cương vị của một người kinh doanh trang sức bạc, việc áp dụng loại nurturing content dạng Advertorials sẽ là tìm câu chuyện và dẫn dắt nó sang trang sức bạc và nguyên liệu thu hút được chọn là một câu chuyện trong quá trình làm phim “Đại Gia Gatsby”.

Ý tưởng câu chuyện như sau:

  • Bộ phim được đề cập: “Đại Gia Gatsby” là bộ phim nổi tiếng được nhiều người biết đến và nhân vật chính do thủ vai Leonardo DiCaprio một người được vô vàn người hâm mộ,
  • Đoạn mở đầu: Kể sơ lược về bộ phịm và nhắc trong phim có tình tiết nữ chính làm đứt sợi dây chuyền ngọc trai có giá trị lớn và phải đền rất nhiều tiền. Chỉ cần nhắc đến bộ phim và Leonardo DiCaprio là đã tạo sự thu hút rồi.
  • Dẫn dắt câu chuyện: Nếu nữ chính dùng dây chuyền của bên mình thì không cần phải đền nhiều như vậy. Dây chuyền của chúng tôi rẻ hơn rất nhiều nhưng đẹp thì không hề kém cạnh. Đây là một kiểu so sánh vui vẻ nhưng làm nổi bật được tính chất của sản phẩm của mình.

Với ví dụ trên, chúng ta bắt đầu bằng một nguyên liệu thu hút, truyền tải vào những thông tin hay ho về diễn viên, tình tiết phim và quá trình làm phim, sau đó dẫn dắt khách hàng qua sản phẩm một cách nhẹ nhàng tinh tế.

Xem thêm:

2.2. Tutorials Content – nội dung hướng dẫn

Tutorials Content là dạng nội dung DIY – Do it yourself, nó hướng dẫn người đọc làm một thứ gì đó đơn giản dễ dàng thực hành làm theo và đạt được kết quả sau lần đầu tiên hoặc một vài lần thử.

SEO

Chúng ta có một ví dụ ở đây, đây là bài viết tôi viết cách đây khá lâu. Nội dung của bài viết chủ yếu tập trung vào hướng dẫn từng bước để đạt được kết quả tốt là lên top Google. Đối tượng độc giả của tôi là những người đã có kiến thức SEO nền tảng, nên bài viết Tutorials này không tập trung vào chi tiết từng bước, mà chỉ nói về mặt tư duy.

Lưu về tutorials content: khi làm loại nội dung này, bạn cần phải đảm bảo là người đọc / người xem có thể thực hiện thành công theo hướng dẫn của bạn. Chúng ta không nên làm hướng dẫn nửa vời, úp úp mở mở, vì kiểu content này sẽ khiến khách hàng của bạn thấy ức chế.

2.3. Curation Content

Curation content là loại content dùng bất cứ một nguyên liệu có sẵn nào đó để liên kết qua sản phẩm / dịch vụ mà mình muốn đề cập đến. Nghe nó quen quen đúng không? sao giống cái đầu tiên – Advertorials thế nhỉ.

Tuy nhiên hãy đọc lại một chút nhé, curation content là dùng “bất cứ một loại nguyên liệu có sẵn”. Đúng vậy, không phải là dùng “một nguyên liệu có sẵn sức hút với độc giả”. Cái hay của dạng content này là nó giúp chúng ta rèn luyện khả năng liên tưởng vô cùng độc đáo.

Content Curation Process

Quy trình sản xuất nội dung curation: Tìm nguyên liệu => hiệu chỉnh lại và lồng ghép thông điệp => xuất bản, quảng bá và chia sẻ nội dung

Các bạn có thể bốc đại một vấn đề nào đó và tìm cách liên kết nó với sản phẩm dịch vụ của mình và Advertorials là một phần của dạng content này.

Doanh nghiệp thường làm nội dung theo hướng original content, nghĩa là làm mình làm nội dung hoàn toàn mới mang tính độc nhất. Còn với content curation, thì các bạn có thể dựa vào nguồn nội dung khác ví dụ như các bạn dựa vào phân tích của người khác rồi chia sẻ góc nhìn của bản thân về bài phân tích này.

Hãy nghĩ xem xung quanh chúng ta có vô vàn các vấn đề, sự vật, hiện tượng, nếu chúng ta có thể áp dụng tốt loại content này thì việc bí ý tưởng là điều hiếm có thể xảy ra. Mọi nguyên liệu đề có thể áp dụng và liên tưởng đến sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp.

Quan trọng là bạn có liên tưởng được hay không thôi.

Có một cách hiệu quả có thể luyện khả năng liên tưởng: chọn một cuốn sách, chọn bất kỳ 3 từ nào đó ở bất cứ trang nào, cố gắng dựa vào 3 từ này để kể câu chuyện và sau đó dẫn dắt về sản phẩm/dịch vụ của bạn. Hoặc chọn một câu chuyện nào đó đang hot rồi cố gắng kể lại và dẫn dắt nó về sản phẩm dịch vụ của mình.

4. Editorials Content

Editorials là dạng nội dung phân tích chuyên môn, nhằm cung cấp cái nhìn sâu sắc về một khía cạnh chuyên môn nào đó. Đây là dạng content đi rất sâu về chuyên môn. Người viết chọn một vấn đề chi tiết và phân tích sâu bằng chuyên môn của mình nhằm cung cấp thật nhiều kiến thức cho độc giả.

noi dung nuoi duong editorials content acbdigi marketing

Các dạng bài phổ biến của Editorials:

Dạng bài case study

Cấu trúc nội dung Case Study 01: Vấn đề -> hậu quả -> phân tích vấn đề -> nghiêm trọng hoá vấn đề -> cách giải quyết -> kết quả đạt được

Ví dụ: Vấn đề gặp phải: xe máy có những tiếng động lạ -> chạy rất khó chịu -> phân tích nguyên nhân: Trùng dây sên hoặc ổ bi bánh xe bị vỡ hoặc bộ phận nào đó trên xe bị vỡ -> nghiêm trọng hoá trong từng trường hợp có thể dẫn đến tai nạn -> cách giải quyết với từng trường hợp một cách chi tiết -> kết quả xe sửa xong êm ru không còn tiếng động và chủ xe cũng yên tâm đi lại không sợ tai nạn.

Đối với case ở trên, chúng ta đưa ra vấn đề cụ thể là xe có tiếng động lạ, nêu ra các tình huống có thể xảy ra và nghiêm trọng hoá vấn đề đó lên. Đi kèm với mỗi tình huống là cách giải quyết theo một trình tự nhất định kiểm tra sên -> kiểm tra ổ bi -> kiểm tra các bộ phận khác. Từ đó đề xuất các phương án khắc phục phù hợp nhất và kết quả vấn đề được giải quyết ổn thoả.

Loại content theo hướng này dành cho những case chúng ta không trực tiếp giải quyết mà chỉ nghe đến, tự mình hình dung ra cách giải quyết và chia sẻ lại.

Cấu trúc nội dung Case Study 02: Vấn đề -> diễn biến -> hậu quả/kết quả -> phân tích vấn đề -> đề xuất phương án giải quyết

Ví dụ: Chúng ta có case về việc lựa chọn thẩm mỹ viện để nâng mũi không tốt.

Người phụ nữ nâng mũi tại một thẩm mỹ viện nhưng không thành công ở lần đầu tiên mà phải trải qua 3 4 lần thì mới ưng. Người viết đưa ra diễn biến câu chuyện lần đầu tiên cô ấy gặp vấn đề gì và các lần sau vấn đề gì dẫn đến kết quả/hậu quả ra sao. Sau khi đưa ra tình huống chúng ta bắt đầu đi sâu vào phân tích nâng mũi có các kỹ thuật ví dụ như ABC và XYZ và người phụ nữ này sẽ phải lưu ý gì trong các kỹ thuật ấy. Rồi đưa ra đề xuất theo một quy trình cụ thể, ở đây là từng bước để đi đến bệnh viện thực hiện kiểm tra như thế nào, lựa chọn loại hình nào phù hợp từng bước từng bước một giúp người đọc giải quyết vấn đề của họ.

Nội dung phân tích chuyên môn

Tập trung vào một vấn đề chuyên môn nhỏ, làm rõ nó và có đầy đủ ví dụ.

Tôi có một bài viết theo dạng này vì bài khá dài nên tôi đặt link tại đây cho các bạn tham khảo.

noi dung nuoi duong khach hang abcdigi marketing 2

Bài này tôi tập trung chính vào lý do tại sao nếu không làm marketing đa kênh thì các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn, có thể bị đào thải khỏi thị trường. Sau khi nêu các vấn đề, tôi có đi chi tiết các phương án để mọi người có thể biết bắt đầu làm marketing đa kênh như thế nào.

3. Tạm kết

Trên đây là các dạng nurturing content – content nuôi dưỡng mà bạn có thể tham khảo và ứng dụng vào kế hoạch nội dung của mình. Hãy tận dụng chúng một cách hợp lý để vừa giới thiệu được sản phẩm dịch vụ vừa không đem lại cảm giác khó chịu cho người đọc / người xem. Mong rằng bạn sẽ ứng dụng thành công các loại nurturing content này.

Bài viết này có hữu ích với bạn không? Hãy cho tôi biết đánh giá của bạn nhé!
[Tổng: 1 Trung bình: 5]

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *