Digital content là gì? Hiểu đúng về 5 định dạng và 9 mô hình Digital Content

bởi | 12.12.2023 | Content Marketing, Level A


Mình là Mai Nguyễn, một Content Marketer có hơn 3 năm kinh nghiệm và đang là content executive của ABC Digi. Ban đầu mình làm digital content theo cảm tính, không hiểu rõ các loại content, thế nên content của mình hay bị trùng lặp nhau, lỗi định dạng, không phù hợp trên từng nền tảng.

infographic digital content la gi scaled

Việc mình không tìm hiểu kỹ các loại content đã dẫn đến những hậu quả trên. Sau đó mình đã tự tìm tòi, học hỏi và tổng hợp lại từ nhiều nguồn uy tín trong, ngoài nước khác nhau để biết được Digital Content là gì cũng như các định dạng, mô hình. Vì thế mình viết bài viết này với mong muốn chia sẻ đến bạn về khái niệm Digital Content cùng 5 định dạng, 9 mô hình của nó. Khi hiểu rõ các kiến thức này, bạn sẽ mở rộng và chuẩn hóa kiến thức, tối ưu hiệu suất làm content digital, đồng thời làm truyền thông trên các kênh digital và bán hàng hiệu quả hơn.

Digital content

Digital content là một mảng mới nhưng lại phát triển vô cùng mạnh mẽ và có tiềm năng lớn về lâu về dài. Hãy cùng ABC Digi tìm hiểu xem digital content là gì và cơ hội phát triển của ngành này nhé.

1. Khái niệm

1.1. Khái niệm về Digital content

Digital content (nội dung số) là bất kỳ loại nội dung nào tồn tại dưới dạng dữ liệu số.

Nó có thể được lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ kỹ thuật số hoặc thiết bị lưu trữ kỹ thuật tương tự ở các định dạng cụ thể. Các hình thức của nội dung số bao gồm các thông tin được phát sóng quảng bá, truyền phát trên mạng bằng công nghệ số hoặc chứa trong các tập tin máy tính.

Xem thêm: Định nghĩa chính xác về Digital Content theo Wikipedia

Khoá học miễn phí

ABC Content – Nhập môn Content Marketing

Bạn sẽ được học những kỹ thuật và nguyên tắc làm content thông dụng nhưng hiệu quả, có thể ứng dụng được ngay vào trong công việc.

Ví dụ cụ thể như: bài đăng trên blog, FB, eBooks, văn bản words lưu trên máy tính, các file video, files nhạc,…

File PDF cũng là một dạng Digital Content

File PDF cũng là một loại digital content

Sách báo điện tử cũng là digital content

Sách báo điện tử cũng là digital content

1.2. Ngành digital content

Tại hội thảo “WTO – cơ hội và thách thức cho công nghiệp công nghệ thông tin – truyền thông Việt Nam” năm 2007, Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra định nghĩa cho ngành digital content là:

Công nghiệp nội dung số (CNNDS) là ngành giao thoa giữa 3 nhóm ngành: công nghệ thông tin (CNTT), viễn thông và ngành sản xuất nội dung.

Công nghiệp nội dung số là ngành thiết kế, sản xuất, xuất bản, lưu trữ, phân phối, phát hành các sản phẩm nội dung số và dịch vụ liên quan. Nó bao gồm nhiều lĩnh vực như: tra cứu thông tin, dữ liệu số, giải trí số, nội dung giáo dục trực tuyến, học tập điện tử, thư viện và bảo tàng số, phát triển nội dung cho mạng di động, giải trí số (trò chơi trực tuyến, trò chơi tương tác), thương mại điện tử…

hội thảo "WTO - cơ hội và thách thức cho công nghiệp công nghệ thông tin – truyền thông Việt Nam”

Hội thảo “WTO – cơ hội và thách thức cho công nghiệp công nghệ thông tin – truyền thông Việt Nam” năm 2007

Nói ngắn gọn lại thì ngành digital content là ngành kết hợp giữa công nghệ thông tin, viễn thông và sản xuất nội dung để cho ra các sản phẩm nội dung số cũng như các dịch vụ liên quan.

Khái niệm Digital Content

Digital content là sự giao thoa giữa 3 nhóm ngành CNTT, viễn thông và sản xuất nội dung

Ví dụ như một số sản phẩm nổi bật của ngành nội dung số là: âm nhạc, hình ảnh, game, tin tức điện tử, mạng xã hội, thương mại điện tử, thanh toán điện thử, quảng cáo internet, nội dung cho các mạng di động,…

sach content layout

Nhận quà tặng Sổ tay Content

Cuốn Sổ Tay này giúp bạn:

- Không bị bí ý tưởng khi làm nội dung

- Đánh giá chất lượng content hiệu quả thông qua bộ check list

- Có 2 Công thức viết bài quảng cáo cho mọi sản phẩm

1.3. Sự hình thành và phát triển của ngành digital content

– Đối với thị trường quốc tế: Các nội dung số đầu tiên được tạo ra bởi những chiếc máy tính điện tử trong giai đoạn 1950-1970 và phát triển vào nửa cuối những năm 1990 khi máy tính cá nhân và internet trở nên phổ biến hơn.

Xem thêm: Lịch sử hình thành Digital Marketing

– Đối với thị trường Việt Nam: Bắt đầu hình thành vào giai đoạn 2004 – 2005 khi có sự xuất hiện và bùng nổ của các nội dung số cho điện thoại di động như nhạc chuông, nhạc chờ, tin nhắn hình ảnh và sự xuất hiện các trò chơi trực tuyến trên mạng Internet. Và một trong những doanh nghiệp đầu tiên dấn thân và thành công trong ngành này không thể không nhắc đến VTC – một doanh nghiệp trực thuộc đài truyền hình Việt Nam.

Xem thêm:

2. Phân loại digital content

Digital content được chia thành 5 dạng cơ bản:

Video: gồm nhiều thể loại như phim, chương trình truyền hình, video ca nhạc,… bạn có thể thấy trên tivi hoặc các trang web như netflix, HBO, Disney,….

Digital content dạng video

Digital content dạng video

Âm thanh: Âm nhạc là dạng nội dung âm thanh phổ biến nhất.

digital content dạng âm nhạc

Digital content dạng Âm thanh

Hình ảnh: doanh nghiệp có thể truyền tải nội dung dưới dạng hình ảnh minh hoạ, biểu đồ, số liệu,…

Digital content dạng hình ảnh

Digital content dạng hình ảnh

Visual stories: Đây là một loại hình mới được sáng tạo bởi Snapchat, loại hình này cho phép người dùng cung cấp thông tin, tin tức dưới dạng câu chuyện trực quan (visual story)

digital content dạng visual stories

Digital content dạng Visual stories

Văn bản: Loại nội dung số ở định dạng văn bản.

digital content dạng văn bản

Digital content dạng văn bản

Xem thêm: 14 loại định dạng Digital Content khác

3. Sản phẩm của digital content

Sản phẩm của digital content sẽ bao gồm:

  • Giáo trình, bài giảng, tài liệu học tập dưới dạng điện tử
  • Sách, báo, tài liệu dưới dạng số
  • Các loại trò chơi điện tử bao gồm trò chơi trên máy tính đơn, trò chơi trực tuyến, trò chơi trên diện thoại di động; trò chơi tương tác qua truyền hình
  • Sản phẩm giải trí trên mạng viễn thông di động và cố định
  • Thư viện số, kho dữ liệu số, từ điển điện tử
  • Phim số, ảnh số, nhạc số, quảng cáo số
  • Các sản phẩm nội dung thông tin số khác

Xem thêm:

4. Chiến lược Digital Content

Chiến lược digital content là một phần của chiến lược content marketing tổng thể. Đây là một kế hoạch hành động có tính đến các mục tiêu kinh doanh và tiếp thị, đồng thời nêu rõ cách thức digital content sẽ được sử dụng như thế nào để có thể đạt được những mục tiêu đó.

Xem thêm: 9 case study thành công trong chiến dịch Digital Content Marketing

Một chiến lược digital content tốt sẽ đáp ứng các như cầu sau:

  • Bạn đang hỗ trợ những mục tiêu nào của doanh nghiệp? (mục tiêu bán hàng, tăng nhận thức của khách hàng, tạo ra khách hàng tiềm năng,…)
  • Khách hàng mục tiêu của bạn là ai? (độ tuổi, giới tính, công việc, thu nhập, địa điểm,…)
  • Giá trị đặc biệt nào mà nội dung của bạn có thể mang đến cho khán giả? (tăng nhận thức về tình cảm gia đình, tình bạn, người tốt việc tốt, lòng nhân ái, lòng vị tha,…)
  • Bạn sẽ sản xuất và phân phối loại hình nội dung nào? (Ví dụ như hình ảnh, âm thanh, video, văn bản, visual stories)
  • Từng phần của nội dung có khớp với chiến lược tổng quát hay không?
  • Bạn sẽ tạo ra, quản lý, phân phối và xúc tiến sản phẩm digital content của bạn như thế nào? (tự tạo hoặc thuê các agency? Phát các nội dung này trên mạng xã hội hay TV,…?)
  • Bạn sẽ đo lường hiệu quả của digital content marketing như thế nào?

5. Các mô hình của digital content

  • Relation (Quan hệ): dạng mô hình sử dụng content giúp bạn xây dựng mối quan hệ trên môi trường ảo như các trang mạng xã hội Facebook, Zalo, Instagram, …

Xây dựng các mối quan hệ trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo,...

Facebook là một trong những trang mạng xã hội lớn nhất toàn cầu

  • Community (cộng đồng): Dạng mô hình sử dụng content giúp bạn xây dựng cộng đồng nhằm tăng tương tác hai chiều giữa khách hàng và doanh nghiệp như các diễn đàn, group, fanpage, …

Forum là một trong những diễn đàn lớn có nhiều người tham gia

Forum là một trong những diễn đàn lớn có nhiều người tham gia

  • Communication (giao tiếp): Đây là mô hình sử dụng content giúp bạn giữ liên lạc thông qua hội thoại, trao đổi (Chat, SMS, Zalo, messenger, …) hoặc phát sóng trực tiếp (Youtube live, live stream Facebook, Giao lưu trực tuyến, Tư vấn trực tuyến…).
  • News (tin tức): Mô hình này tồn tại dưới dạng tin tức (Editorial Content – nội dung đã được biên tập) dựa trên thói quen đọc tin tức hàng ngày của người dùng.
  • Information (thông tin): Mô hình dưới dạng thông tin người dùng sẽ tìm kiếm trước khi mua hàng (Search) hoặc thông tin hướng dẫn trước khi khách hàng tìm kiếm mua hàng (Wiki).

Trang thông tin lớn nhất

Wiki – một trong những trang Digital content lớn nhất

  • Personal và Media (cá nhân và truyền thông): Là mô hình bao gồm những ứng dụng cá nhân và cá nhân hóa truyền thông thông tin như Facebook, Twitter, Youtube…

Personal blog cũng là một dạng digital content

Các trang cá nhân hay blog cá nhân cũng là một mô hình của Digital content

  • Entertainment (giải trí): bao gồm những hình thức giải trí thu hút người dùng như Game (Online, Social…), Music (Nhaccuatui, ZingMP3…), Video (Youtube, Vimeo…), Photos (Flick, Pinterest…), Ebook…

Các loại hình giải trí trên các thiết bị số

Zing MP3 và NhacCuaTui là hai ứng dụng âm nhạc phổ biến tại Việt Nam

  • Niche Content: Mô hình này sáng tạo những nội dung có giá trị, hấp dẫn, độc đáo, cảm xúc, ấn tượng, hợp thời, tổng hợp, đa dạng hoặc chuyên sâu…
  • Business Tool (công cụ hỗ trợ doanh nghiệp): Đây là mô hình bao gồm những công cụ hỗ trợ doanh nghiệp. Ví dụ như các doanh nghiệp quan tâm đến Marketing, Docs, Driver, Monitoring, Processing, Management, Automation… thì công cụ phù hợp sẽ là Google, SlideShare, Facebook, Dropbox…

6. Sự cần thiết của digital content đối với doanh nghiệp

Digital content là lĩnh vực quan trọng của tất cả các doanh nghiệp bởi:

  • Digital content giúp tăng khả năng nhận diện thương hiệu bằng cách mô tả chi tiết sứ mệnh, giá trị, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thông qua quảng bá trên các kênh truyền thông xã hội. Từ đó xây dựng sự niềm tin của người dùng đối với thương hiệu và tăng sức ảnh hưởng của thương hiệu.
  • Tăng tỷ lệ tiếp cận: sử dụng nội dung số giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đến với nhiều khách hàng tiềm năng hơn khi mà có hơn 90% ngừoi sử dụng các thiết bị thông minh trực tuyến.
  • Liên kết cộng đồng tạo sức mạnh doanh nghiệp: biết cách sử dụng nội dung số sao cho hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp tạo được cộng đồng riêng của mình cũng như gia tăng sức ảnh hưởng của thương hiệu đến với cộng đồng.

Xem thêm:

7. Cơ hội phát triển

Digital content là ngành có tiềm năng phát triển lớn trên toàn thế giới nói chung cũng như tại Việt Nam nói riêng:

  • Digital content là một ngành kinh tế mới có nhiều tiềm năng, giá trị lợi nhuận cao.
  • Digital content góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế thông tin, kinh tế tri thức.
  • Digital content là ngành kinh tế trọng điểm mang lại nhiều lợi ích cho GDP cả nước.
  • Digital content là ngành được Nhà nước chú trọng và đầu tư mạnh, đặc biệt là đầu tư về nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, môi trường pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển lĩnh vực nội dung thông tin số và có chính sách ưu đãi đối với các sản phẩm có giá trị kinh tế cao.
  • Việt Nam là khu vực thu hút được sự đầu tư lớn của nhiều quốc gia. Là một nền công nghiệp trẻ hứa hẹn một nguồn nhân lực năng động, chất lượng.

8. Phẩm chất và kỹ năng cần thiết để làm trong ngành này

8.1. Phẩm chất

  • Nhạy với content (chữ, hình, âm thanh): bạn phải có khả năng cảm được content nào hay, content nào hợp với đối tượng khán giả nào để có thể tiếp cận được khách hàng mục tiêu của mình một cách đúng đắn và mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Nhạy với các trend thông tin trên MXH – biết cách khai thác trend: Có đôi khi, nếu bạn không theo kịp xu hướng, bạn sẽ trở nên “tối cổ” đấy.

Nắm bắt các xu hướng

Nắm bắt các xu hướng trên thị trường vô cùng quan trọng đối với những người làm digital content

  • Thích làm việc với các ý tưởng mới: Nếu lặp đi lặp lại với những điều cũ, cho dù đó là ý tưởng hay ho đến đâu thì khách hàng cũng sẽ chán ngấy nó đấy. Đâu ai chỉ ăn mãi mỗi cơm thôi phải không nào?

idea

Ở trong thế giới của digital content, mỗi ngày đều có hàng ngàn ý tưởng mới được ra đời

  • Thích tạo ra những thứ hay ho, đặc biệt, ấn tượng: Ngày nay mọi thứ gần như bị tràn đầy và khách hàng thì ngày càng trở nên kén cá chọn canh đối với những nội dung mà họ tiếp thu. Vì vậy, nếu không cho ra được những thứ hay ho và ấn tượng, khách hàng sẽ khó lòng mà nhớ đến bạn được.

8.2. Kỹ năng

  • Có thể viết đa dạng loại content: Như mình đã đề cập đến ở phía trên, digital content có 5 dạng là video, âm thanh, hình ảnh, visual stories và văn bản. Thế nên, nếu không làm ở trong các ngành về thiết kế đồ họa, làm game, tools thì các bạn nên có kỹ năng viết tốt.

Bạn phải có kỹ năng viết tốt để làm trong ngành Digital Content

Bạn phải có kỹ năng viết tốt để làm trong ngành Digital Content

  • Cập nhật và tổng hợp tin tức: sẽ giúp bạn đưa ra kế hoạch một cách hợp lý và có hiệu quả cao.
  • Biết cách phối hợp các loại content: Nếu chỉ sử dụng văn bản không, khách hàng sẽ lười không muốn đọc. Nếu chỉ dùng hình ảnh không, khách hàng sẽ khó mà hiểu được bạn muốn nói điều gì. Nếu chỉ dùng âm thanh không, khách hàng sẽ khó mà hình dung ra được bạn như thế nào,… Vì vậy, một marketer chuyên nghiệp là người biết kết hợp các loại content để chiến dịch trở nên hiệu quả.

Xem thêm: Cách lập kế hoạch content đa kênh

  • Sử dụng các công cụ nghiên cứu thị trường: biết cách sử dụng các công cụ nghiên cứu thị trường sẽ giúp bạn khám phá ra những cơ hội mới, nhìn thấy các thách thức bên trong để chuẩn bị đầy đủ cho các chiến dịch tiếp theo.

Nghiên cứu thị trường rất quan trọng đối với những người làm digital content

Nghiên cứu thị trường rất quan trọng đối với những người làm digital content

9. Nơi đào tạo ngành digital content

Vì đây là một ngành còn rất mới nên hiện tại chưa có chương trình chính quy nào dạy về digital content, chủ yếu là các trung tâm ngoài. Một vài trung tâm dạy digital content chất lượng như Vinalink (có lớp content marketing), FPT Multimedia (chuyên về thiết kế đồ họa), EQVN, Sage Academy, …

FPT Multimedia chuyên gia dạy về thiết kế đồ hoạ

FPT Multimedia là chuyên gia dạy về thiết kế đồ hoạ với những khoá học vô cùng chất lượng

Ngoài ra, bạn cũng có thể tự học, rèn luyện khả năng viết, tạo content qua các khóa học ngắn trên Unica, Edumall, KT City như viết bài bán hàng, làm video YouTube, làm Video Tiktok…

Xem thêm:

Hoặc nếu muốn lấn sân sang ngành digital content thì có một số ngành chính quy có thể theo một cách dễ dàng là văn học, báo chí, truyền thông, lập trình games, lập trình tools. Bởi những ngành này có chung kỹ năng cần thiết với ngành digital content.

Lời kết

Thông qua bài viết trên, ABC Digi mong rằng có thể giúp các bạn hiểu rõ phần nào về digital content, tầm quan trọng cũng như tiềm năng phát triển to lớn của ngành này. Qua đó, là doanh nghiệp có thể tìm hiểu và ứng dụng digital content để phát triển hơn, là người muốn học ngành marketing có thể hiểu được rõ hơn về cấu trúc của ngành cũng như lộ trình học tập của bản thân.

Câu hỏi thường gặp

1. Digital content là gì?

Digital content (nội dung số) là bất kỳ loại nội dung nào tồn tại dưới dạng dữ liệu số.

2. Ngành Digital content là gì?

Ngành digital content là ngành kết hợp giữa công nghệ thông tin, viễn thông và sản xuất nội dung để cho ra các sản phẩm nội dung số cũng như các dịch vụ liên quan.

3. Digital content có bao nhiêu loại?

Digital content có 5 loại cơ bản: Hình ảnh, âm thanh, video, visual stories và văn bản

4. Có bao nhiêu mô hình Digital content?

Có 9 loại mô hình digital content: Relation (quan hệ), Communication (giao tiếp), Community (cộng đồng), News (tin tức), Information (thông tin), Personal and Media (cá nhân và truyền thông), Entertainment (giải trí), Niche content và Business Tools (công cụ kinh doanh).

5. Vai trò của digital content là gì?

Digital content giúp tăng khả năng nhận diện thương hiệu, tăng tỷ lệ tiếp cận và xây dựng cộng đồng, tăng sức mạnh cho doanh nghiệp.

Nguồn tham khảo:

Bài viết này có hữu ích với bạn không? Hãy cho tôi biết đánh giá của bạn nhé!
[Tổng: 6 Trung bình: 5]

1 Lời bình

  1. Quyet Chien

    Cảm ơn những kiến thức mà bạn chia sẻ.

    Hồi đáp

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *