Cấu Trúc Vlog Video cơ bản & đơn giản nhất cho Newbie

bởi | 07.06.2023 | Youtube Marketing, Video Marketing


Theo một báo cáo của Youtube năm 2019 thì Việt Nam là thị trường lớn thứ năm trên toàn thế giới tính về tổng thời gian xem video. Trung bình mỗi người Việt Nam dành 2,65 tiếng mỗi ngày để xem Youtube (theo Vnexpress). Từ đó chúng ta thấy rằng Youtube là một mỏ vàng cho người làm marketing và kinh doanh.

Thế nhưng, đến năm 2021, nhiều doanh nghiệp vẫn bỏ qua mỏ vàng này. Vì thế nếu bây giờ bạn khai thác kênh Youtube thì vẫn còn kịp.

Bài viết này tôi sẽ chia sẻ cấu trúc của 1 video vlog Youtube đơn giản dành cho các bạn mới bắt đầu làm vlogger hoặc video giới thiệu sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp mình.

infographic cau truc video vlog scaled

Vì sao nên làm video có cấu trúc rõ ràng

1. Giúp người xem dễ dàng theo dõi và hiểu nội dung

Khi một video vlog được quay cẩn thận và có cấu trúc rõ ràng, người xem sẽ có trải nghiệm tốt hơn và dễ dàng theo dõi nội dung. Người xem có thể hiểu được sự liên kết giữa các phần trong video, từ giới thiệu, phần nội dung chính đến kết luận. Cấu trúc video vlog giúp giữ cho người xem không bị mất hứng thú và tăng khả năng tương tác với nội dung, ví dụ như chia sẻ, bình luận, nhấn like hoặc đăng ký kênh. Điều này cũng làm người xem thích và dễ dàng theo dõi các video tiếp theo của bạn.

[divi_library_shortcode id=”35010″]

2. Tăng tính chuyên nghiệp và giữ sự hấp dẫn của video

Cấu trúc video vlog giúp tạo sự chuyên nghiệp và giữ được sự hấp dẫn của video. Khi video được tổ chức một cách có trật tự, người xem cảm nhận được sự chăm chỉ và sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ phía người tạo nội dung. Một video vlog có cấu trúc rõ ràng và chuyên nghiệp cũng tạo niềm tin và uy tín cho người xem, giúp bạn xây dựng hình ảnh và thương hiệu cá nhân hoặc doanh nghiệp rất tốt.

Cấu trúc video vlog đóng vai trò quan trọng trong việc tạo sự cấu trúc và tổ chức cho video, giúp người xem dễ dàng theo dõi và hiểu nội dung, đồng thời tăng tính chuyên nghiệp và giữ sự hấp dẫn của video. Với một cấu trúc tốt, bạn có thể tạo ra những video vlog chất lượng và thu hút được sự quan tâm và tương tác từ người xem.

Những câu hỏi cần trả lời trước khi làm video

Đầu tiên các bạn cần viết ra dàn ý để làm video. Để làm được điều đó bạn cần trả lời các câu hỏi sau đây:

  • Chủ đề video là gì? Mục tiêu của video là gì? Tại sao chúng ta cần phải tạo video này?
  • Ai là đối tượng khách hàng của video này? Tại sao họ cần xem video này?
  • Trọng tâm cần đưa vào video? Người xem rút ra được điều gì sau khi xem nó?
  • Chúng ta muốn khách hàng sẽ làm gì sau khi xem xong video?

Sau khi có nội dung trả lời hết các câu hỏi trên bạn bắt đầu quay video và tiến hành phân chia nội dung theo cấu trúc:

Reason to watch – Channel Intro – Video Intro – Body 01 – Bridge – Body 02 – Bridge – Summary – Goodbye – Outro

Lưu ý: với video có nhiều phần nội dung. thì có thể có thêm body 3, body 4….

Đây là video của ABC Digi được làm dựa trên cấu trúc cơ bản này

  • Reason to watch: 0s – 12s.
  • Channel Intro: 13s – 26s
  • Video intro:  27s – 47s
  • Body 1: 48s – 3p17s
  • Bridge: 3p18s – 3p22s
  • Body 2: 3p23s – 6p55s
  • Bridge: 6p56s – 7p01s
  • Body 3: 7p02s – 10p09s
  • Bridge: 10p10s – 10p16s
  • Body 4: 10p17s – 12p25
  • Summary: 12p25s – 12p58s
  • Bridge: 12p59s – 13p05s
  • Goodbye: 13p06s – 13p21s
  • Outro: 13p22s – 13p35s

Tùy theo độ dài của video, bạn có thể chia làm nhiều đoạn khác nhau. Mục đích để người xem không bị ngán khi xem nôi dung trong thời gian dài. Bây giờ chúng ta sẽ cùng đi vào chi tiết của cấu trúc video vlog này.

1. Reason to watch – Lý do để xem

30 giây đầu có thể xem là quan trọng nhất đối với Video.

Trong 30 giây này, nếu chúng ta không làm cho người xem cảm thấy hứng thú với nội dung thì họ sẽ không ở lại xem, hoặc sẽ xem ít hơn.

Trong 10 – 30 giây đầu quan trọng này, bạn cần nói lên lý do tại sao người xem nên xem hết video này. Bạn có thể bật mí úp mở một phần đặc biệt nào đó của Video. Sau đó bạn giới thiệu sơ lược các nội dung trong video.

Ở phần reason to watch này, bạn chưa cần giới thiệu bản thân hay giới thiệu kênh. Chúng ta sẽ có phần giới thiệu phía sau.

Xem thêm: 

2. Channel Intro – Giới thiệu kênh mặc định

Channel Intro là phần giới thiệu mặc định dài khoảng 10 – 30 giây. Trong phần này, bạn nên giới thiệu những điểm đặc sắc nhất của channel của bạn. Đây là phần mặc định, nên dùng chung cho tất cả các video trên kênh.

intro-hieu-ung-ban-dau

Phần channel intro của ABC Digi rất đơn giản, chỉ tập trung vào logo và tagline của thương hiệu.

3. Video Intro – Giới thiệu nội dung video

Sau channel intro sẽ là Video intro, phần này dài khoảng 30 – 60 giây. Phần Video Intro này giống là lời chào hỏi với khán giả trước khi đi vào phần nội dung chính.

Trong phần này, bạn sẽ nói lời chào khán giả và giới thiệu về bản mình. Sau đó bạn giới thiệu lại về kênh bằng 1-2 câu ngắn gọn xúc tích. Tiếp theo, bạn giới thiệu sơ lược về những nội dung chính của video.

4. Body – Nội dung chính của Video

Body 01, Body 02,…

Trong phần nội dung chính, bạn nên tách ra thành nhiều đoạn nội dung nhỏ, mỗi đoạn dài 3-5 phút. Việc tách đoạn như vậy sẽ giúp người xem đỡ bị ngán và chán khi xem 1 video quá dài. Ngoài ra, việc tách ra như vậy sẽ giúp cho nội dung của bạn xúc tích và có hệ thống hơn.

Bridge – Phần chuyển cảnh, cầu nối giữa các đoạn nội dung

Giữa các đoạn nội dung, chúng ta nên có một phần chuyển cảnh, còn gọi là bridge. Phần này kéo dài từ 5 – 15 giây. Phần chuyển cảnh này giúp lấy lại sự tập trung cho người xem. Ngoài ra, nó còn thông báo cho người xem biết rằng một đoạn nội dung chính đã kết thúc và chuẩn bị qua đoạn nội dung tiếp theo.

Với phần Bridge này, bạn có thể tận dụng để nhắc lại về thương hiệu của bạn. Đây cũng là phần cố định, bạn nên làm 1 đoạn bridge chuẩn và sử dụng cho tất cả các video.

Ngoài ra, bạn nên sử dụng các hiệu ứng và đoạn video nhanh, nhạc nền sôi động vui tươi để giúp người xem lấy lại năng lượng và sự hào hứng để xem tiếp video.

Chuyển cảnh nhanh

ABC Digi dùng đoạn bridge để nhắc lại thương hiệu và website. Chúng tôi dùng nhạc nền vui vẻ để kích thích lại năng lượng cho người xem.

5. Summary – Tóm lược nội dung

Sau khi trình bày toàn bộ nội dung chính của video, bạn cần tóm lược lại những ý chính, quan trọng nhất để giúp cho người xem nhớ lâu hơn. Phần tóm lược này sẽ dài khoảng 1-2 phút. Trong phần này, bạn có thể kêu gọi người xem click vào link trong phần mô tả hay bình luận để xem thêm một nội dung nào đó.

Xem thêm:

6. Goodbye

Sau khi tóm lược nội dung, bạn sẽ nói lời cảm ơn khán giả đã xem video, phần này dài khoảng 30 giây. Sau đó bạn nhắc lại câu giới thiệu về channel. Tiếp đến, bạn kêu gọi người xem like video, comment và subsribe kênh. Cuối cùng bạn nói lời chào tạm biệt và hẹn gặp lại.

7. Outro – kết thúc video

Phần cuối cùng của một vlog video là outro. Đây cũng là phần mặc định, bạn dùng chung cho tất cả các video.

Phần outro này chủ yếu dùng để nhắc lại thương hiệu của bạn, kéo dài khoảng 20-60 giây. Ngoài ra, bạn nên thêm thông tin liên hệ như số điện thoại, email và website vào phần này.

Nhắc lại cấu trúc của một vlog video cơ bản

Reason to watch (10-30 giây): nói lên lý do tại sao người xem nên xem hết video này.

Channel Intro (10-30 giây): giới thiệu sơ lược về channel.

Video intro (30-60 giây): giới thiệu ngắn gọn về bản thân, channel và các nội dung chính của video.

Body 1 (3-5 phút): phần nội dung chính thứ nhất

Bridge (5-15 giây): chuyển cảnh giữa các phần nội dung

Body 2 (3-5 phút): phần nội dung chính thứ hai

Bridge (5-15 giây)

Summary (1-2 phút): tóm lược lại những điểm quan trọng nhất của video

Goodbye (30 giây): nhắc lại mô tả của channel, cảm ơn người xem, kêu gọi like, comment, subscribe, chào tạm biệt

Outro (20-60 giây): nhắc lại thương hiệu, thêm thông tin liên hệ.

Lưu ý: với video có nhiều phần nội dung. thì có thể có thêm body 3, body 4….

3 tips để làm vlog đơn giản hiệu quả

1. Làm càng nhiều càng tốt và cải thiện theo thời gian

Khi bắt đầu làm vlog, quan trọng nhất là thực hành nhiều và liên tục cải thiện kỹ năng của bạn theo thời gian. Dù bạn làm vlog cho mục đích giải trí, chia sẻ kiến thức hay truyền đạt thông điệp, việc thực hành và trải nghiệm sẽ giúp bạn trở thành một vlogger tốt hơn.

Hãy dành thời gian để quay nhiều video và tự mình xem lại chúng. Nhận xét về những gì bạn đã làm tốt chưa và điều gì có thể cải thiện không. Đồng thời, hãy lắng nghe ý kiến phản hồi của người xem và xem xét các gợi ý hoặc ý kiến của họ để nâng cao chất lượng của video của bạn. Bằng cách làm nhiều và cải thiện, bạn sẽ phát triển kỹ năng và phong cách làm vlog của riêng mình.

2. Lắng nghe và học từ ý kiến phản hồi của khán giả

Khán giả của bạn là nguồn thông tin và góp ý quý giá nhất để cải thiện vlog của bạn. Hãy lắng nghe ý kiến phản hồi từ khán giả và học hỏi từ những ý kiến đó. Điều này không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về những gì khán giả yêu thích và mong muốn, mà còn cho phép bạn tạo ra nội dung phù hợp với sở thích và nhu cầu của họ.

Hãy tạo một cộng đồng gắn kết với khán giả thông qua việc tương tác và gửi lời cảm ơn đối với mọi ý kiến đóng góp. Hãy cân nhắc và sử dụng ý kiến phản hồi để cải thiện chất lượng nội dung, phong cách biểu đạt và cách thức trả lời của bạn. Điều này sẽ giúp bạn xây dựng một đội ngũ khán giả trung thành và tạo dựng uy tín cho kênh vlog của mình.

3. Đặt mục tiêu và đam mê là động lực chính

Để làm vlog đơn giản và hiệu quả, hãy xác định mục tiêu rõ ràng cho kênh của bạn, hãy luôn duy trì đam mê và sự tận hưởng trong quá trình làm vlog. Điều này sẽ giúp bạn có đủ động lực để tiếp tục phát triển, đồng thời mang lại sự thú vị và chất lượng cho khán giả của bạn.

Hãy đặt ra những mục tiêu cụ thể cho kênh vlog của bạn, ví dụ như số lượng video mỗi tuần, lượng người xem hoặc tương tác mà bạn muốn đạt được. Hãy nhớ rằng đam mê là yếu tố quan trọng nhất để tạo nên sự thành công. Khi bạn yêu thích những gì bạn làm, việc làm vlog sẽ trở nên dễ dàng hơn và bạn sẽ có khả năng tạo ra những nội dung chất lượng cao và kết nối thân thiết với khán giả.

Lời kết

Trên đây là cấu trúc vlog video đơn giản và cơ bản nhất mà ai cũng có thể làm theo. Với phần Channel Intro, Bride và Outro, bạn nên làm những đoạn video cố định để sử dụng cho tất cả video trong channel. Với phần Video intro và Goodbye, bạn nên chuẩn bị 1-3 câu mô tả về bản thân, thương hiệu và kênh thật ngắn gọn và xúc tích để sử dụng một cách thống nhất cho các video.

Youtube rất tiềm năng để phát triển kinh doanh và làm marketing. Bạn hãy áp dụng cấu trúc vlog video này để bắt đầu xây dựng kênh của bạn nhé. Chúc bạn thành công.

Bài viết này có hữu ích với bạn không? Hãy cho tôi biết đánh giá của bạn nhé!
[Tổng: 11 Trung bình: 4.7]

1 Lời bình

  1. Võ La Huy Hoàng

    Mình mới bắt đầu làm youtube bây giờ thì có quá muộn không?

    Hồi đáp

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *