Vai trò của SEO trong Kinh Doanh & Digital Marketing

bởi | 11.08.2021 | SEO


Để có một chiến lược SEO (Search Engine Optimization) đúng đắn, chúng ta cần xuất phát từ chiến lược kinh doanh và marketing của doanh nghiệp. Để hiểu được điều này, chúng ta cần biết vai trò chính xác của SEO trong kinh doanh và digital marketing. Hiểu được vai trò của SEO, thì chúng ta mới có khả năng khai thác hiệu quả tối đa từ kênh truyền thông này.

Trong bài viết này, tôi sẽ làm rõ vai trò của SEO trong kinh doanh và trong digital marketing. Đây là một trong những kiến thức rất quan trọng mà bất cứ SEOer nào hoặc Digital Marketer nào cũng cần nắm vững.

Vai trò của SEO trong kinh doanh

Theo trình tự chúng ta sẻ phải đi từ Business Strategy (Chiến lược kinh doanh) sau đó tới Marketing Strategy (chiến lược marketing), rồi tới Branding (thương hiệu), cuối cùng mới là Communication (truyền thông). Và SEO sẽ đóng vai trò như là 1 kênh, 1 Touch Point (điểm chạm) trong Communication.

chiến lược kinh doanh và marketing

Để có kế hoạch SEO, chúng ta phải xuất phát từ chiến lược kinh doanh và marketing.

Thứ nhất, chúng ta cần phải biết chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn tới là gì, đâu là sản phẩm chủ lực, đâu là khách hàng mục tiêu. Phải xác định ngân sách marketing, nhân sự, vận hành… và mục tiêu lợi doanh số, lợi nhuận.

Sau đó, khi đã có chiến lược kinh doanh, chúng ta sẽ xây dựng chiến lược marketing. Với ngân sách đã xác định bên trên, chúng ta sẽ chọn những kênh marketing chính phù hợp và chia ngân sách phù hợp cũng như KPI cụ thể cho từng kênh.

Sau khi đã có chiến lược marketing, chúng ta xây dựng các thông điệp truyền thông (branding) phù hợp cho từng kênh, từng loại sản phẩm và từng nhóm khách hàng.

Cuối cùng, khi đã có thông điệp và nguyên liệu truyền thông thì chúng ta sẽ truyền tải chúng tới khách hàng thông qua những kênh truyền thông đã được xác định ở bước chiến lược marketing.

Trong kinh doanh, SEO là một kênh truyền thông, là một điểm chạm với khách hàng. SEO có thể không hoặc rất quan trọng tùy vào chiến lược marketing. Như vậy, chúng ta có thể thấy để có một kế hoạch SEO hiệu quả về mặt kinh doanh và truyền thông, chúng ta phải trải qua nhiều bước, chứ không phải làm một cách cảm tính.

[divi_library_shortcode id=”34963″]

Xem thêm: Google SEM – Doanh nghiệp nhỏ nên làm SEO hay Ads trước

Vai trò của SEO trong Digital Marketing

Nếu nhìn vào hình ảnh bên dưới có thể thấy SEO chỉ là một mảnh ghép nhỏ trong digital marketing. Mà nếu chỉ là mảnh ghép thì không thể tạo ra một bức tranh có nghĩa.

Vai trò của SEO trong digital marketing

Một số ngành đặc thù, có yếu tố khẩn cấp như hút bể phốt, gọi xe cấp cứu… thì chỉ cần 1 – 2 kênh để tiếp cận khách hàng ngay lúc cấp bách là đủ hiệu quả. Nhưng đa số các ngành còn lại thì cần nhiều mảng ghép để tạo ra một hệ thống digital marketing hiệu quả.

Ở phần này, này tôi chia sẻ dưới góc nhìn marketing đa kênh. Bản thân tôi cũng là người làm đa kênh từ 2018, trong đó SEO là phần việc tôi yêu thích nhất.

Ở video dưới đây, tôi có giải thích chi tiết vị trí của SEO trong bức tranh Digital Marketing.

Có một sự thật là 97% đến hơn 99% người dùng vào website sẽ thoát mà không để lại hành động nào giá trị như chat/call tư vấn, đặt hàng, mua hàng, để lại thông tin…

Các dự án tôi triển khai thì tỷ lệ chuyển đổi từ SEO chỉ khoảng 0,2-1,5% (traffic từ 50.000 đến 2.000.000/tháng). Tức là 1000 người vào web mới có 2 – 15 người thực hiện hành vi chúng ta mong muốn.

Vậy thì 99% traffic còn lại chẳng lẽ bỏ phí. Nếu chúng ta không có cách chăm sóc tệp 99% này thì rất khó, hoặc gần như không thể có lãi từ SEO. Vì thế bắt buộc phải sử dụng remarketing (tiếp thị lại) để tiếp cận khách hàng trên các nền tảng khác.

Remarketing (Google GDN, Facebook remarketing) sẽ giúp mang thông tin của chúng ta tới cho khách hàng, nhắc họ nhớ rằng chúng ta cung cấp sp/dv này. Và đến khi phù hợp, sẽ tạo ra chuyển đổi.

vai trò của remarketing trong digital marketing

Remarketing phối hợp với SEO sẽ mang lại hiệu quả rất tốt.

Có nhiều ngành hàng, khách hàng có hành vi mua hàng trên Facebook chứ không phải trên website. Ví dụ ngành quà tặng cá nhân. Tôi từng hỗ trợ một công ty trong ngành này. Website có traffic lớn từ các bài thông tin như “tặng quà người yêu đi xa”, “tặng quà đàn ông 40 tuổi”, “quà tặng khiến vợ bất ngờ”… Tất cả các bài viết đều có điều hướng về các sản phẩm tương ứng trên web nhưng tỷ lệ chuyển đổi cực thấp, dưới 0.3%. Tức 1000 người vào web thì chưa tới 3 người mua hàng.

Thế nhưng khi chạy remarketing trên Facebook, họ quảng cáo target/nhắm vào những người đã vào website (thông qua Facebook Pixel) thì kết quả lại rất ổn. Vì tệp những người vào website là tệp đã có sẵn nhu cầu (mua quà tặng), nhưng giữa nhiều loại quà tặng quá nên họ phân vân chưa biết chọn cái nào.

Khi lên Facebook, họ bất chợt thấy quảng cáo về một vài món đồ họ đã đọc trên web. Họ thấy quen thuộc với sản phẩm vì đã từng đọc, nhưng lần này họ không có nhiều lựa chọn nữa. Và với quảng cáo bán hàng trên Facebook thì khách hàng dễ bị ảnh hưởng bởi các khuyến mãi trực tiếp nên họ nhanh chóng ra quyết định mua hàng, chứ không phân vân chần chừ như trên website.

Chúng ta có thể thấy rằng SEO chỉ là một điểm chạm của khách hàng tiềm năng với chúng ta trên internet. Chúng ta cần nhiều điểm chạm hơn nữa mới có thể chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế.

Xem thêm: 12 Sai Lầm Nghiêm Trọng Newbie hay mắc phải khi Làm SEO

Cách phối hợp SEO với các kênh digital marketing khác

Với tôi, combo cơ bản nhất khi triển khai SEO là SEO + Google GDN (Google Display Network) Remarketing. Đây là combo đơn giản và rất hiệu quả với ngành hàng mà khách hàng có hành vi mua sắm trên website. Combo này có thể kết hợp thêm với quảng cáo Google.

tiếp thị lại remarketing

Khi kết hợp SEO và remarketing, chúng ta có thể bám đuổi khách hàng ở mọi nơi trên internet. Từ đó giúp khách hàng nhớ tới sản phẩm/dịch vụ và tăng khả năng chuyển đổi.

Combo tiếp theo là SEO + Facebook remarketing. Với nhiều ngành hàng, khách hàng có hành vi mua hàng trên Facebook, chứ không mua hàng trên website thì nên dùng combo này. Lấy SEO để thu tệp chất lượng, sau đó chạy Facebook Ads remarketing lại để bán hàng, tạo chuyển đổi.

Combo khác, toàn diện hơn: SEO + Facebook remarketing + Google GDN Remarketing. Combo này phù hợp với ngành hàng mà khách hàng có hành vi mua sắm cả trên website và Facebook, hoặc là sử dụng remarketing để kéo khách về website và chuyển đổi trên web.

Cuối cùng là combo toàn diện nhất: SEO + Adwords + Google GDN Remarketing + Facebook remarketing. Với SMEs, để triển khai được combo này không hề dễ dàng, vì thế bạn nên thử sử dụng các combo phía trên trước.

Có dự án đặc biệt, tôi còn sử dụng thêm cả quảng cáo Cốc Cốc để tăng cường nhận diện thương hiệu thông qua remarketing.

Xem thêm: 4 loại content Google luôn GHÉT & 6 loại Google luôn THÍCH

Lời kết

SEO có nhiều traffic mà không biết cách khai thác thì tốn kém chi phí, hiệu quả chung không cao. SEO mà ít traffic thì lại khó lên những hot key bán hàng có độ cạnh tranh cao. Mà có lên được hot key thì tỷ lệ chuyển đổi cũng chỉ từ 1-3%. Với nhiều ngành thì tỷ lệ chuyển đổi này chỉ vừa đủ bù đắp chi phí, hoặc lời đôi chút chứ khó mà có nhiều lợi nhuận.

Vì thế, nếu bạn dùng SEO để kinh doanh thì phải nghĩ tới remarketing để tận dụng khai thác được toàn bộ traffic từ SEO. Quan trọng hơn, bạn phải nắm rõ SEO có vai trò như thế nào trong chiến lược kinh doanh và marketing của doanh nghiệp, để có thể lên kế hoạch SEO hiệu quả nhất.

Xem thêm: 21 cách Tăng Traffic Cho Website – hỗ trợ SEO & ra Doanh Số

Bài viết này có hữu ích với bạn không? Hãy cho tôi biết đánh giá của bạn nhé!
[Tổng: 6 Trung bình: 5]

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *