Social Marketing là gì? Phân biệt với Social Media Marketing

bởi | 04.04.2022 | Foundation, Social Media Marketing


Social Marketing – một khái niệm không mới nhưng rất dễ bị nhầm lẫn! Social Marketing là một thế giới Marketing đầy thú vị với những giá trị lan tỏa trong cộng đồng một cách bất ngờ. Có thể đây là một thuật ngữ quá quen thuộc, nhưng tại Việt Nam, nó dễ bị hiểu lầm với Social Media Marketing. Hãy cùng ABC Digi theo dõi ngay bài viết này để hiểu thêm về Social Marketing và phân biệt nó với Social Media Marketing.

I. Social Marketing là gì?

1. Khái niệm Social Marketing

Social marketing là lĩnh vực “Marketing phi thương mại”, được tạo ra nhằm đem lại lợi ích cho xã hội. Các chiến dịch này được làm ra mà không hướng tới một thương hiệu cụ thể. Đối tượng của loại hình marketing này có mức độ đa dạng cao, từ hữu hình, có sản phẩm cụ thể (vd: chiến dịch thay đổi nhận thức về việc dùng bao cao su) đến vô hình (vd: chiến dịch bảo vệ trẻ em khỏi nạn xâm hại tình dục). Vì vậy loại hình marketing này thường không sinh lợi cho một doanh nghiệp mà mang đến những ảnh hưởng tích cực đối với nhận thức, hành vi của một nhóm người hoặc cả một cộng đồng.

Social Marketing là gì

Social Marketing được tạo ra nhằm đem lại lợi ích cho xã hội.

2. Những khái niệm liên quan đến Social Marketing

  • Social Media Marketing

Sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội như Twitter, Facebook, YouTube, LinkedIn… với mục đích xây dựng cộng đồng trực tuyến hoặc truyền tải thông điệp truyền thông. Hiện nay rất nhiều chiến dịch Social Marketing sử dụng Social Media Marketing để lan truyền thông điệp, tạo hiệu ứng, tương tác nhiều và nhanh hơn.

[divi_library_shortcode id=”35010″]

  • Green Marketing

Là hoạt động tiếp thị sản phẩm theo hướng thân thiện với môi trường. Khái niệm này ra đời nhằm nói đến quá trình những sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp hay quy trình sản xuất, đóng gói có đặc tính thân thiện với môi trường. Green Marketing góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trước các đối thủ.

  • Commercial Marketing (Tiếp thị thương mại)

Đây là quá trình sáng tạo, đăng tải và truyền bá các nội dung marketing nhằm điều hướng và ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người tiêu dùng đối với các sản phẩm, dịch vụ bằng cách truyền đạt giá trị và lợi ích. Mục đích chính của commercial marketing là nhằm duy trì và tăng lợi nhuận tài chính cho một tổ chức hoặc doanh nghiệp.

3. Sự lầm tưởng về social marketing  social media marketing 

Trong những năm gần đây, khái niệm Social Marketing rất dễ bị lầm tưởng với khái niệm tiếp thị trên mạng xã hội – Social Media Marketing, hay nói cách khác là các bài đăng quảng cáo sản phẩm/ dịch vụ trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Youtube, Linkedin ,.. Để tránh bị sai chúng ta cùng làm rõ vấn đề này nhé!

Sự lầm tưởng về social marketing và social media marketing

Sự lầm tưởng về social marketing và social media marketing/

  • Sự giống nhau giữa Social Marketing  Social Media Marketing:

Social Marketing và Social Media Marketing đều được tạo ra với mục đích làm thay đổi hành vi của người đọc để hướng tới một mục tiêu cụ thể nào đó. Có thể mục tiêu đó đem đến lợi ích cho cá nhân hay đem lại lợi ích cho xã hội.

  • Sự khác nhau giữa Social Marketing  Social Media Marketing:

Thực trạng chung ở Việt Nam, chiến dịch truyền thông xã hội Social Marketing vẫn chưa được coi trọng. Một số chiến dịch được thực hiện phổ biến như: tuyên truyền mọi người không hút thuốc ở khu vực công cộng, sử dụng mũ bảo hiểm khi đi xe máy hay nhắc nhở người dân tuân thủ luật an toàn giao thông đường bộ. Mục tiêu chính của chiến dịch này là giúp xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Hay nói cách khác tiếp thị xã hội được thiết kế để dẫn đến những thay đổi trong hành vi, những thay đổi trong chính sách hoặc những thay đổi trong môi trường để đem lại lợi ích tốt cho xã hội.

Trong khi đó các chiến dịch marketing mạng xã hội social media marketing lại rất phổ biến hiện nay trên Facebook, Youtube, Instagram,… doanh nghiệp sử dụng chúng là một công cụ đắc lực để quảng bá thương hiệu, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm. Mục tiêu chính của marketing thương mại (Social Media Marketing) là lợi nhuận, hướng về lợi ích của doanh nghiệp.

Có người cho rằng Social Marketing = Social Media + Social Network.

Điều này là không đúng vì Social Marketing không chỉ là sự kết hợp của Social Media và Social Network. Social Marketing là một khái niệm rất rộng, Social Media và Social Network chỉ là một trong số những công cụ mà Social Marketing sử dụng để thực hiện hướng trách nhiệm đối với xã hội.

II. Social Marketing đem lại lợi ích gì?

Mục tiêu của các chiến dịch truyền thông xã hội là thúc đẩy các ý tưởng sáng tạo tích cực, khuyến khích hành vi mang lại lợi ích cho xã hội và thế giới như chăm sóc bảo vệ môi trường, thắt dây an toàn khi lái xe, hoặc chống lại các hành vi tiêu cực như hút thuốc ở nơi công cộng. Từ đó đem đến một số tác động cụ thể:

  • Nâng cao ý thức và nhận biết của cộng đồng
  • Lan tỏa thông điệp và hành động sống tốt và vì cộng đồng
  • Thúc đẩy ý thức về sức khỏe của mọi người và giúp họ áp dụng một lối sống lành mạnh hơn
  • Xoá bỏ tệ nạn, cải thiện cuộc sống con người
  • Tăng lượng tiêu thụ sản phẩm mà có ích cho cộng đồng.

Ví dụ về các chiến dịch Social Marketing:

Chiến dịch social marketing “Save paper- save the planet”

Thông điệp về social marketing “Save paper- save the planet”

 

Ví dụ về chiến dịch social marketing 

Chiến dịch thắt dây an toàn và chiến dịch tránh phân biệt chủng tộc

III. Quy trình thực hiện chiến dịch social marketing

Mục đích sử dụng và những mục tiêu hướng đến của chiến dịch Marketing và Social Marketing có thể là khác nhau. Tuy nhiên, chúng có quy trình thực hiện là hoàn toàn tương tự. Để thực hiện một chiến dịch social Marketing hiệu quả, các marketer cần thực hiện năm giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1: Xác định mục tiêu của chiến dịch
  • Giai đoạn 2: Nghiên cứu và lập kế hoạch
  • Giai đoạn 3: Xác định thông điệp và phát triển tài liệu
  • Giai đoạn 4: Điều chỉnh chiến dịch dựa trên tình hình thực tế
  • Giai đoạn 5: Thực hiện chiến dịch và tiến hành phổ biến tài liệu
  • Giai đoạn 6: Đánh giá tác động và phản hồi từ đối tượng mục tiêu.

IV. Ví dụ điển hình về Social Marketing

1. Kẻ trộm nhựa – Kênh 14

Vào giai đoạn năm 2019, một phong trào về bảo vệ môi trường được phát triển mạnh mẽ. Mọi phương tiện truyền thông đua nhau hướng đến việc năng cao ý thức xã hội về bảo vệ môi trường. Điển hình hơn hết là một chiến dịch vượt trội mang tên: “WeDo – Kẻ trộm nhựa” do Kênh 14 khởi xướng mới mục tiêu là hướng việc thay đổi tư duy và tạo thói quen nghĩ xanh sống xanh của các bạn trẻ.

Chiến dịch Social Marketing - Kẻ trộm nhựa 

Chiến dịch Social Marketing – Kẻ trộm nhựa

Đến với chiến dịch các bạn trẻ phải tham gia một cuộc chiến kéo dài trong 30 ngày mang tên #19020challenge. “190 to 0” kêu gọi mọi người giảm thiểu rác nhựa từ 190gr/ ngày thành con số 0. Mỗi Kẻ Trộm Nhựa sẽ hoàn thành 30 thử thách với độ khó tăng dần trong vòng 30 ngày. Những bạn tham gia thực hiện thử thách đăng chụp kết quả, hoàn thành dưới dạng ảnh/video/text và ban tổ chức sẽ duyệt các kết quả này đạt hay không đạt vào các khung giờ nhất định trong 30 ngày thử thách này.

Chiến dịch Social Marketing kẻ trộm nhựa - 30 thử thách kẻ trộm nhựa cần vượt qua 

Chiến dịch Social Marketing kẻ trộm nhựa – 30 thử thách kẻ trộm nhựa cần vượt qua 

Sau khi hoàn thành và tích luỹ điểm, bạn sẽ vượt qua các cấp bậc từ “dân thường” đến “đệ nhất danh trộm”. Sau mỗi cấp độ chương trình sẽ tặng cho những thí sinh hoàn thành nhanh nhất các phần quà cực kỳ thú vị.

Kết quả: Chiến dịch này kết thúc với 4.290 người ghi danh tham dự, họ là dân văn phòng, trẻ nhỏ, KOLs,… và với hơn 4.411 thử thách được hoàn thành. Quả là một chiến dịch ý nghĩa, tạo ra một tác động mạnh mẽ đến các bạn trẻ về “suy nghĩ và lối sống xanh”.

2. MV “Ghen Cô Vy” – Min và Eric

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 đang trong giai đoạn phức tạp, nhà nhà, người người phòng dịch thì vẫn tồn tại rất nhiều người chưa có ý thức nghiêm chỉnh chấp hành quy định và tự bảo vệ bản thân. Để giải quyết vấn đề này một ca khúc tuyên truyền và giáo dục khán giả vô cùng độc đáo và hài hước mang tên “Gen Cô Vy” đã xuất hiện.

Chiến dịch Social Marketing - Bài hát Ghen Cô Vy

Chiến dịch Social Marketing – Bài hát Ghen Cô Vy

Sự ra mặt độc lạ với nhịp điệu vui tươi đầy sôi động, kết hợp lồng ghép những câu khẩu hiệu gần gũi, đã góp phần đưa các thông điệp mang tính giáo dục cao trở nên rất dễ nhớ và sinh động. Hơn hết bài hát này đã được cộng đồng mạng phản hồi rất tích cực khi chào đón nồng nhiệt thử thách #ghencovychallenge (#vudieuruatay – vũ điệu rửa tay) do vũ công Quang Đăng thực hiện sau khi MV này được công bố.

Và cuộc chiến chống lại đại dịch càng trở nên gần gũi, trực quan và sinh động hơn bao giờ hết!

Kết quả: Bài hát tạo nên cơn chấn động không chỉ ở Việt Nam mà còn lan ra toàn thế giới. Thông qua bài hát, giới nghệ sĩ như tiếp thêm sức mạnh và niềm tin cho cộng đồng. Giai điệu vui tươi của bài hát còn khiến cho các em nhỏ vô cùng yêu thích, dễ dàng nắm được các cách hiệu quả để tự bảo vệ bản thân trong thời gian có dịch. Nhà nhà người người đều biết đến các thông điệp được truyền tải, về cách rửa tay sao cho đúng, sử dụng khẩu trang như thế nào mới phải trong thời gian dịch bệnh bùng phát. Và hơn hết MV này nhận được hàng triệu lượt xem trên youtube và những lời hưởng ứng từ cư dân mạng.

Lời kết

Thông qua bài viết trên, chúng ta phần nào hiểu Social Marketing được tạo ra nhằm đem lại lợi ích cho xã hội. Hơn hết là nhận biết được tầm quan trọng của của nó, từ đó phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa Social Marketing và Social Media Marketing.

Câu hỏi thường gặp

Social marketing là gì?

Social marketing là lĩnh vực “Marketing phi thương mại”, được tạo ra nhằm đem lại lợi ích cho xã hội mà không hướng tới một thương hiệu cụ thể.

Social Marketing  Social Media Marketing khác nhau như thế nào?

Social Marketing được thiết kế để dẫn đến những thay đổi trong hành vi, những thay đổi trong chính sách hoặc những thay đổi trong môi trường để đem lại lợi ích tốt cho xã hội. Trong khi đó Social Media Marketing hướng đến mục tiêu là lợi nhuận và đem lại lợi ích của doanh nghiệp.

Lợi ích Social Marketing đem lại là gì?

  • Nâng cao ý thức và nhận biết của cộng đồng
  • Lan tỏa thông điệp và hành động sống tốt và vì cộng đồng
  • Thúc đẩy ý thức về sức khỏe của mọi người và giúp họ áp dụng một lối sống lành mạnh hơn
  • Xoá bỏ tệ nạn, cải thiện cuộc sống con người
  • Tăng lượng tiêu thụ sản phẩm mà có ích cho cộng đồng.
Bài viết này có hữu ích với bạn không? Hãy cho tôi biết đánh giá của bạn nhé!
[Tổng: 8 Trung bình: 5]

1 Lời bình

  1. Kim Ngân

    Cảm ơn về những kiến thức mà anh đã chia sẻ.

    Hồi đáp

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *