Shoppertainment là gì? Xu Hướng Thương Mại Điện Tử Không Thể Bỏ Qua

bởi | 10/01/2023 | Foundation, Level A


Marketing là ngành mà sơ hở cái là tối cổ. Nếu là người làm trong nghề, chắc hẳn bạn sẽ “ngửi” thấy được mùi “món mới” sắp được đem lên mâm – Shoppertainment. Đây là một hình thức mới xuất hiện trong khoảng 3 năm gần đây, và có xu hướng bùng nổ mạnh mẽ trong hơn 1 năm qua. Hãy cũng ABC Digi tìm hiểu xem Shoppertainment này là “món” gì nhé!

I. Khái niệm

1. Shoppertainment là gì?

Shoppertainment là bán hàng với nội dung mang tính chất giải trí.

Các nội dung review bán hàng đậm chất giải trí trên TikTok là một ví dụ điển hình. Khách hàng tại đây không chỉ mua hàng theo cách đơn thuần mà còn có thể tham gia tương tác trực tiếp với bên cung cấp dịch vụ hàng hóa.

Shoppertainment là một trong những xu hướng marketing trong năm 2023

Shoppertainment là một trong những xu hướng marketing trong năm 2023

Chúng ta thường dễ ra quyết định mua sắm khi vui vẻ. Vì vậy những nội dung mang tính chất giải trí sẽ đẩy cảm xúc của khách hàng lên, từ đó gia tăng tỷ lệ mua hàng.

Shoppertainment thường phù hợp với những mặt hàng tiêu dùng có giá trị thấp và trung.

Khoá học miễn phí

Nguyên lý Marketing Mạng Xã Hội

Giúp bạn hiểu về thuật toán & tính chất của những mạng xã hội phổ biến ở Việt NamGiúp bạn hiểu được hành vi của người dùng trên các MXH để thiết kế các hoạt động marketing hiệu quả.

2. Đặc điểm của shoppertainment

Shoppertainment cũng gần giống như hình thức mua bán online trước đây vậy. Tuy nhiên lại có sự tân tiến hơn chính là thay vì chỉ có sự truyền tải giao tiếp một chiều như trước thì shoppertainment lại cho phép người bán và người mua tương tác trao đổi với nhau. Ngoài ra, trong mỗi buổi livestream bán hàng, người bán có chèn thêm một vài tiết mục giải trí để thư giãn hoặc nhận thưởng (ví dụ như nhận mã giảm giá).

Shoppertainment cung cấp không chỉ nội dung bán hàng và nội dung giải trí. Tại đây người mua còn có thể tương tác với người bán và những người mua khác.

Shoppertainment cung cấp không chỉ nội dung bán hàng và nội dung giải trí. Tại đây người mua còn có thể tương tác với người bán và những người mua khác.

Việc tạo các hoạt động giải trí, yêu cầu người xem tương tác mục đích đẩy cảm xúc và hứng thú của khách hàng hoặc cho khách hàng một lý do để mua sản phẩm.

Ví dụ như tặng voucher để khách hàng cảm thấy nếu không dùng sẽ rất phí và bị lỗ.

3. Đối tượng nhắm đến của shoppertainment

Shoppertainment nhắm tới nhóm khách hàng thường xuyên tham gia mạng xã hội và có nhu cầu mua hàng trực tuyến cao. Nhóm khách hàng này đa phần sẽ thuộc độ tuổi từ 18 đến 34.

Nhóm khách hàng thường dùng shoppertainment là từ 18-34 tuổi

Nhóm khách hàng thường dùng shoppertainment là từ 18-34 tuổi

4. Tiện ích của shoppertainment

4.1. Dễ tiếp cận sản phẩm

Khi mua sắm dưới hình thức Shoppertainment, người tiêu dùng được nắm rất rõ thông tin về sản phẩm, được xem thử trải nghiệm sử dụng sản phẩm.

Ví dụ như khi mua quần áo, bạn nhìn sản phẩm thông qua hình ảnh sẽ bị thiếu tính chân thực như nhìn không rõ chất liệu sản phẩm, màu sắc sản phẩm, kích thước sản phẩm,… Nhưng nếu mua dưới hình thức shoppertainment, khách hàng có thể nhìn thấy rõ sản phẩm dưới nhiều góc độ, có thể yêu cầu người bán mặc thử xem lên form như thế nào,… Như vậy khách hàng sẽ dễ tiếp cận được sản phẩm mà bạn bán.

4.2. Dễ dàng và thuận tiện trong việc mua sắm

Mua hàng online đã thuận tiện nhưng mua hàng với shoppertainment lại càng thuận tiện hơn.

Mua sắm dưới hình thức shoppertainment vô cùng thuận tiện

Mua sắm dưới hình thức shoppertainment vô cùng thuận tiện

Mỗi khi mua hàng online, bạn sẽ phải dành nhiều thời gian để đọc 7749 cái feedback về sản phẩm mình định mua xem có ổn áp hay không, nghiên cứu 7749 cửa hàng xem chỗ nào bán hàng uy tín hơn và giá cả hợp lý hơn,… Qua đó, nó tiêu tốn khá nhiều thời gian của bạn trong việc mua hàng.

Nhưng khi mua với shoppertainment, bạn sẽ thuận tiện hơn trong việc tiếp nhận thông tin sản phẩm mà vẫn có thể giải trí.

4.3. Cảm thấy vui vẻ và thoải mái khi mua sắm

Sự vui vẻ và thoải mái này được mang lại trong khi mua sắm bạn lại có thể tự do tương tác với người bán và những khách hàng khác, có thể tham gia các trò chơi hay hoạt động để nhận thưởng và ưu đãi.

Ngoài ra, việc xem livestream lại mang đến cảm giác vui vẻ và vô cùng thú vị.

Xem thêm: 12 Xu Hướng Digital Marketing Nổi Bật Năm 2023

5. Ý nghĩa của Shoppertainment trong thương mại điện tử

Thực tế chỉ ra rằng, dịch bệnh đã góp phần chuyển đổi từ mua hàng tại chỗ sang mua hàng trực tuyến. Cùng với xu hướng này, người tiêu dùng cảm thấy thích thú với sự kết hợp của mua sắm trực tuyến và các hình thức giải trí.

Sự kết hợp này đang đang là xu hướng tiêu dùng được mọi người ưa chuộng. Vì đặc trưng của Shoppertainment là thiên về tính giải trí và kết nối nên sẽ dẫn đến quyết định mua sắm cảm tính và ngoài kế hoạch.

Theo khảo sát gần đây của TikTok cho thấy:

  • 82% người dùng Đông Nam Á mua sản phẩm từ những nhãn hàng họ ít khi sử dụng.
  • 55% người dùng đã đưa ra các quyết định mua sắm hàng nằm ngoài kế hoạch.
  • 89% người dùng đã mua hàng ngoài kế hoạch sau khi xem video trên TikTok.
  • ½ lượng người dùng TikTok thừa nhận đã khám phá ra sản phẩm hoặc thương hiệu mới khi đang sử dụng nền tảng này.
  • Cứ 3 người thì có 1 người muốn mua hàng và cảm thấy vui vì việc đó.
  • Cứ 3 người thì có 1 người muốn việc mua sắm trở nên thú vị và giải trí hơn.

Do đó, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần chuyển đổi chiến lược Marketing để thu hút khách hàng theo hướng mua sắm kết hợp giải trí.

II. Xu hướng shoppertainment

1. Shoppertainment – xu hướng mua sắm dẫn đầu

TikTok và Tập đoàn tư vấn Boston (BCG) thực hiện khảo sát tại các thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã làm bản báo cáo “Shoppertainment: APAC’s Trillion-Dollar Opportunity” (Mua sắm kết hợp giải trí: Cơ hội trị giá hàng ngàn tỷ đô la cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương).

báo cáo "Shoppertainment: APAC's Trillion-Dollar Opportunity" (Mua sắm kết hợp giải trí: Cơ hội trị giá hàng ngàn tỷ đô la cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương)

Báo cáo “Shoppertainment: APAC’s Trillion-Dollar Opportunity” (Mua sắm kết hợp giải trí: Cơ hội trị giá hàng ngàn tỷ đô la cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương)

Trong bản báo cáo này, họ đã chỉ ra rằng Shoppertainment đang trở thành xu hướng mua sắm của người tiêu dùng, thương hiệu có thể tương tác đối với đối tượng mục tiêu thông qua định dạng video lồng ghép với âm nhạc.

Ngoài ra, BCG cũng dự đoán Indonesia, Việt Nam và Thái Lan là các thị trường phát triển ấn tượng nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Shoppertainment tại 3 thị trường này cùng với Úc sẽ đạt tốc độ 63% tăng trưởng kép hằng năm trong vòng 3 năm tới, đồng thời tăng gấp 4 lần giá trị thị trường từ 24 tỷ USD lên 100 tỉ USD.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng trải nghiệm quảng cáo trực tuyến đã đạt đến điểm bão hòa:

  • 26% người tiêu dùng muốn có thêm thời gian để cân nhắc mua hàng.
  • 46% quyết định mua hàng vào một ngày khác.
  • 89% người tiêu dùng tìm kiếm thông tin cả trong và ngoài ứng dụng.
  • 63% cần xem nội dung ít nhất 3-4 lần.
  • 85% chuyển đổi ứng dụng trên hành trình mua sắm.
  • 34% người tiêu dùng hoài nghi về các nội dung thương hiệu, gây cản trở trong việc đưa ra quyết định mua hàng.

Ngoài ra, báo cáo cũng nhấn mạnh một điểm là người tiêu dùng mong đợi được xem các yếu tố giải trí trước rồi mới đến các thông tin như sản phẩm hay đường dẫn mua hàng.

2. Một số bất cập trong xu hướng Shoppertainment tại thị trường trong nước

Shoppertainment không phải dành cho tất cả các nhà bán lẻ Việt Nam. Nó chỉ dành cho người thực sự hiểu Shoppertainment chính là đáp ứng nhu cầu mua sắm trực tuyến, trải nghiệm chất lượng sản phẩm trước khi mua sắm với dịch vụ tốt nhất. Nếu không, người tiêu dùng sẽ quay lưng lại với nhà bán lẻ nếu thực tế không đúng như những gì đã được quảng cáo.

Trở ngại mà người tiêu dùng Việt Nam lo lắng khi mua sắm trực tuyến tại các website bán hàng trong nước là hàng hóa kém chất lượng, không đúng như quảng cáo và không tin tưởng vào đơn vị bán hàng.

Nguyên nhân chính có thể xuất phát từ việc các nhà bán lẻ Việt Nam coi mục tiêu chính của Shoppertainment là để tăng doanh số bán hàng mà quên rằng, mục đích quan trọng hơn là thu hút khách hàng đến với cửa hàng mình và giữ chân họ để chi tiêu cho nhiều hoạt động mua sắm khác. Đặc biệt là khi những người nổi tiếng được thuê và đánh giá sản phẩm quá lố so với sự thật khiến khách hàng mất niềm tin khi sử dụng.

Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 chỉ ra rằng, những trở ngại khi mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng gồm:

  • 42% là chất lượng kém so với quảng cáo.
  • 35% là khó kiểm định chất lượng hàng hoá.
  • 34% là không tin tưởng đơn vị bán hàng.

Vậy nên nếu các nhà bán lẻ muốn tham gia vào đường đua shoppertainment cần hiểu những điều sau:

  • Tập trung vào trải nghiệm khách hàng để thu hút khách hàng, tăng lưu lượng truy cập vào cửa hàng, giúp giữ chân khách hàng lâu hơn, từ đó chuyển đổi hành vi khách hàng.
  • Quảng cáo phải phù hợp với sản phẩm, đúng với sản phẩm, không cắt ghép, không copy từ bên ngoài và không nói lố lợi ích của sản phẩm.
  • Cân đối ngân sách và lựa chọn hình thức bán hàng hợp lý để có thể mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Xây dựng thương hiệu trên những giá trị bền vững và nội dung có giá trị.

Xem thêm: Xu Hướng Content và Social Media Marketing Cần Chú Ý Năm 2023

III. Vì sao doanh nghiệp nên tập trung vào Shoppertainment

Có thể nói, Shoppertainment chính là một trong những công cụ tốt nhất giúp doanh nghiệp tối ưu hóa vòng lặp khách hàng và thu thập dữ liệu đa kênh.

1. Tối ưu hóa vòng lặp khách hàng

Một nghiên của Tik Tok đã chỉ ra rằng, khoảng 43% người dùng hứng thú với dạng quảng cáo kết hợp nội dung hữu ích. Nếu một brand tạo ra những nội dung giải trí hay ho, hữu ích, người xem sẽ có ấn tượng mạnh với thương hiệu, ghi nhớ thương hiệu và tìm lại thương hiệu để xem nội dung của thương hiệu đó.

Shoppertainment giúp doanh nghiệp tạo ra nhóm khách hàng trung thành của mình nếu nội dung họ tạo ra đủ thu hút khán giả

Shoppertainment giúp doanh nghiệp tạo ra nhóm khách hàng trung thành của mình nếu nội dung họ tạo ra đủ thu hút khán giả

Vậy nên khi thương hiệu bạn tạo ra những nội dung hợp khẩu vị khách hàng, họ sẽ chủ động tìm đến bạn không chỉ một lần mà rất nhiều lần. Do vậy, cách tiếp cận khách hàng này đang được rất nhiều thương hiệu áp dụng để tối ưu hóa vòng lặp khách hàng.

2. Thu thập dữ liệu đa kênh hiệu quả

Khi có nhiều người tham gia tương tác trực tiếp trên nhiều nền tảng, phía doanh nghiệp có thể thu thập dữ liệu liên quan đến nhu cầu mua hàng, nhân khẩu học. Từ các dữ liệu này, thương hiệu có thể cá nhân hoá quan hệ với khách hàng, có thể hiểu, chăm sóc và mang lại các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Shoppertainment giúp doanh nghiệp thu thập được dữ liệu khách hàng, từ đó cá nhân hoá tương tác với khách hàng và tăng trải nghiệm mua hàng của họ

Shoppertainment giúp doanh nghiệp thu thập được dữ liệu khách hàng, từ đó cá nhân hoá tương tác với khách hàng và tăng trải nghiệm mua hàng của họ

Đây sẽ là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng để phát triển lâu dài và hiệu quả.

IV. Ứng dụng của Shoppertainment trong thực tế

Shoppertainment không chỉ có thể triển khai ở trên TikTok, mà nó có thể triển khai trên bất kỳ nền tảng mạng xã hội nào có post, livestream, game, gamification, thậm chí trên website riêng của brand.

Điều quan trọng nhất để triển khai Shoppertainment chính là là tăng tỉ lệ giải trí trong nội dung.

1. Livestream bán hàng

Bán hàng qua livestream đã trở nên quá quen thuộc đối với mọi người. Đây là một trong những hình thức tốt nhất của bán hàng qua mạng xã hội khi 3 yếu tố bán hàng, tương tác và cả giải trí được kết hợp với nhau.

Livestream bán hàng là một trong những hình thức shoppertainment không còn quá xa lạ đối với người dân Việt Nam

Livestream bán hàng là một trong những hình thức shoppertainment không còn quá xa lạ đối với người dân Việt Nam

Trên Livestream, người mua có thể thấy sản phẩm thực, giao tiếp trực tiếp với người bán. Qua đó đẩy cảm xúc của khách hàng lên cao và tăng khả năng chuyển đổi.

Đồng thời, trong quá trình Livestream, nếu người bán thể hiện tốt, khiến khán giả thích thú và chú ý thì họ sẽ quay trở lại vào nhiều lần sau.

2. Mua sắm ngay tại video

Các video này có thể thay thế cho livestream và trở thành một nét đặc trưng của thương hiệu. Thương hiệu có thể truyền tải một thông điệp xuyên suốt thông qua các video này.

Bằng cá tính riêng của mình, các thương hiệu có thể tạo các video giới thiệu sản phẩm hoặc quanh quanh sản phẩm của mình theo cách riêng để tạo điểm nhấn so với đối thủ và khiến khách hàng ấn tượng với mình.

Đến ông lớn Amazon cũng đang phát triển thêm hình thức này trên website bán hàng của họ

Đến ông lớn Amazon cũng đang phát triển thêm hình thức này trên website bán hàng của họ

Theo nghiên cứu của Nielsen, 83% người dùng thích xem quảng cáo dưới định dạng video hơn ảnh GIF hoặc văn bản.

Các video dạng ngắn trở nên phổ biến và được nhiều thương hiệu lựa chọn cho chiến lược marketing bằng video vì những lợi ích:

  • Đơn giản hoá hành trình khách hàng.
  • Tăng mức độ tương tác của khách hàng.
  • Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi.
  • Thúc đẩy doanh số bán hàng.
  • Xây dựng lòng trung thành với thương hiệu.
  • Nâng cao trải nghiệm mua sắm trực tuyến của khách hàng.

3. Trò chơi điện tử ứng dụng hoá

Trò chơi điện tử ứng dụng hoá hay trò chơi hoá (Gamification hay Gamification Marketing) là việc lồng ghép cơ chế của một trò chơi điện tử vào hoạt động marketing một cách sáng tạo, ấn tượng nhằm đạt được mục tiêu marketing đã đề ra. Đây cũng là công cụ mang lại sự tương tác giữa thương hiệu và khách hàng, từ đó giữ chân người dùng, thúc đẩy chuyển đổi và gia tăng doanh số.

Shoppertainment - hình thức Gamification đang được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng và mang lại hiệu quả tích cực

Shoppertainment – hình thức Gamification đang được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng và mang lại hiệu quả tích cực

Nếu sự tương tác hai phía này khiến khách hàng thích thú, khách hàng sẽ chủ động quay lại với thương hiệu. Từ đó tăng vòng lặp khách hàng.

Theo nghiên cứu của Bazaard Voice, 70% người dùng muốn các yếu tố trò chơi (gaming elements) được tích hợp vào trải nghiệm mua sắm trực tuyến trong khi chỉ có 42% khách hàng muốn chơi trò chơi tại cửa hàng offline.

Lời kết

Shoppertainment thực tế đã tồn tại từ trước đó nhưng sức ảnh hưởng của nó không mạnh. Kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, xu hướng sinh hoạt của con người cũng bị dịch chuyển từ thế giới offline sang online, xu hướng mua sắm này mới trở nên thực sự “hot” và mang lại những con số tích cực.

Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về shoppertainment – một trong những xu hướng marketing của năm 2023 nhé!

Bài viết này có hữu ích với bạn không? Hãy cho tôi biết đánh giá của bạn nhé!
[Tổng: 1 Trung bình: 5]

Nhận Thông Báo Nội Dung Mới 

ABC Digi xuất bản nội dung mới hàng tuần, chúng tôi sẽ cập nhật cho bạn qua email 1 lần/tuần. Hoàn toàn miễn phí. Hãy điền thông tin để nhận thông báo.

Nếu bạn bất kỳ câu hỏi hay góp ý nào, bạn hãy bình luận bên dưới, hoặc bạn có thể vào Group FB Cộng Đồng ABC Digi để hỏi đáp & thảo luận các vấn đề về Digital Marketing.

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Loading...