5 Yếu Tố Và 4 Bước Để Phát Triển Big Ideas

bởi | 01.12.2023 | Content Marketing


Tôi là Tuấn Anh, hiện là SEO leader tại ABC Digi, tôi là một người có kinh nghiệm 5 năm làm trong lĩnh vực marketing.

Trong quá trình làm việc tôi đã từng tham gia phát triển Big Ideas cho chiến dịch quảng cáo, tôi nhận thấy Big Ideas có vai trò quan trọng giúp gây ấn tượng với khách hàng, từ đó góp phần tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Vì thế dựa vào kinh nghiệm cá nhân cũng như có tham khảo từ nhiều nguồn trong và ngoài nước uy tín khác, tôi viết bài này nhằm chia sẻ đến bạn vai trò của Big Ideas cũng như cách tạo ra Big Ideas đúng chuẩn. Việc có 1 Big Ideas hay sẽ giúp bạn gây ấn tượng với khách hàng, đạt được mục tiêu kinh doanh và tối ưu chuỗi nội dung quảng cáo hơn.

Big Ideas (Ý tưởng lớn) là nền tảng cho tất cả các yếu tố của chiến dịch quảng cáo. Nó giúp có một concept rõ ràng, khác biệt, có sức ảnh hưởng và tạo sự chú ý với công chúng mục tiêu. Để hơn về ý tưởng lớn, hãy cùng ABC Digi tìm hiểu qua những chia sẻ dưới đây.

1. Big ideas là gì?

Big Ideas là thông điệp bao quát làm nền tảng cho tất cả các yếu tố của chiến dịch quảng cáo. Ý tưởng lớn phải bắt nguồn từ insight người dùng và liên kết với mục tiêu của chiến dịch để đảm bảo nó liên quan và có tác động tối đa.

Khoá học miễn phí

ABC Content – Nhập môn Content Marketing

Bạn sẽ được học những kỹ thuật và nguyên tắc làm content thông dụng nhưng hiệu quả, có thể ứng dụng được ngay vào trong công việc.

Nếu Insight được coi là vấn đề của khách hàng, thì Big Ideas chính là giải pháp của nhãn hàng để giải quyết vấn đề đó. Nó là những ý tưởng sáng tạo, độc đáo và gợi cảm hứng cho chiến dịch tiếp thị. Và tập trung vào giải quyết vấn đề của khách hàng và tạo ra giá trị đối với thương hiệu, và có thể thay đổi cách mọi người nghĩ về thương hiệu hoặc sản phẩm.

Big ideas (Ý tưởng lớn) là nền tảng cho tất cả các yếu tố của chiến dịch quảng cáo

Big Ideas (Ý tưởng lớn) là nền tảng cho tất cả các yếu tố của chiến dịch quảng cáo

Ý tưởng có thể xuất phát từ các nguồn cảm hứng khác nhau, bao gồm việc đưa ra một thông điệp mới, tận dụng một xu hướng mới, tìm ra một cách tiếp cận mới với khách hàng hoặc đưa ra một cách nhìn khác về một vấn đề nào đó. Nó có thể được áp dụng cho các chiến dịch tiếp thị khác nhau, bao gồm quảng cáo truyền thông, tiếp thị trực tuyến, sự kiện, PR, tài trợ và nhiều hơn nữa.

Big Ideas là trái tim của cả chiến dịch, định hướng cho mọi hoạt động triển khai nhất quán theo cùng một chủ đề. Nó giúp tạo ra sự khác biệt và tạo nên ấn tượng với khách hàng, giúp thương hiệu đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.

sach content layout

Nhận quà tặng Sổ tay Content

Cuốn Sổ Tay này giúp bạn:

- Không bị bí ý tưởng khi làm nội dung

- Đánh giá chất lượng content hiệu quả thông qua bộ check list

- Có 2 Công thức viết bài quảng cáo cho mọi sản phẩm

2. Vai trò của Big Ideas là gì?

Big Ideas có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng một chiến dịch tiếp thị hiệu quả và giúp thương hiệu đạt được mục tiêu kinh doanh của mình. Dưới đây là một số vai trò chính bạn cần biết:

2.1 Tạo sự khác biệt

Big Ideas giúp bạn tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh khác. Nó giúp thương hiệu của bạn được nhìn thấy, ghi nhớ và được đánh giá cao hơn trong mắt khách hàng.

2.2 Tạo cảm hứng và kích thích

Nó giúp kích thích khách hàng và tạo ra cảm hứng để họ hành động hoặc tìm hiểu thêm về thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn.

2.3 Tăng độ nhận thức và tạo ấn tượng

Nó giúp thương hiệu, sản phẩm của bạn nổi bật và tạo được ấn tượng với khách hàng. Thông quá đó giúp nâng cao độ nhận thức của thương hiệu.

Xem thêm: Content Viral là gì? 3 Yếu Tố Tạo Nên Chiến Dịch Nội Dung Lan Truyền Thành Công

Big ideas có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng một chiến dịch tiếp thị hiệu quả

Big Ideas xây dựng một chiến dịch tiếp thị hiệu quả và giúp thương hiệu đạt được mục tiêu kinh doanh

2.4 Hướng tới mục tiêu kinh doanh

Giúp thương hiệu tập trung vào mục tiêu kinh doanh của mình và xác định những giá trị cốt lõi mà thương hiệu muốn truyền tải cho khách hàng.

2.5 Thúc đẩy doanh số

Big Ideas có thể giúp thương hiệu tăng doanh số bằng cách tạo ra những kết nối mạnh mẽ hơn với khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng thực sự mua sản phẩm.

2.6 Hướng tới đối tượng khách hàng

Nó giúp thương hiệu tập trung vào đối tượng khách hàng mà mình muốn tiếp cận. Bằng cách định hướng thông điệp và cách truyền tải thông điệp để thu hút được sự quan tâm của khách hàng mục tiêu.

2.7 Tạo niềm tin và lòng trung thành

Bằng cách đưa ra những giá trị và thông điệp chân thành để giúp khách hàng tin tưởng và yêu thích thương hiệu. Từ đó tạo ra niềm tin và lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.

3. Thế nào là Big ideas tốt?

Big Ideas tốt sẽ giúp thương hiệu nổi bật và tạo ra sự khác biệt trong thị trường. Nó cần phải đột phá, khác biệt, nhất quán, tương tác, dễ nhớ, hiệu quả kinh doanh và thích hợp với thị trường. Cụ thể:

3.1 Sự đột phá và khác biệt

Ý tưởng tốt cần phải đột phá và khác biệt so với những gì đã có trên thị trường. Nó cần phải làm cho khách hàng ngạc nhiên và nhận ra sự khác biệt của thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh.

Big ideas tốt sẽ giúp thương hiệu nổi bật và tạo ra sự khác biệt trong thị trường

Big Ideas tốt sẽ giúp thương hiệu nổi bật và tạo ra sự khác biệt trong thị trường

3.2 Có tính nhất quán

Big Ideas cần phải phù hợp với giá trị cốt lõi của thương hiệu và liên kết với tất cả các hoạt động tiếp thị của thương hiệu. Nó cần phải làm nổi bật các đặc điểm độc đáo của thương hiệu.

3.3 Sự tương tác

Big Ideas cần phải kích thích được sự tương tác và tò mò của khách hàng. Cần phải làm cho khách hàng muốn tìm hiểu thêm về thương hiệu và sản phẩm của.

3.4 Dễ nhớ

Ý tưởng cần phải dễ nhớ và gây ấn tượng với khách hàng. Nó cần phải đưa ra một thông điệp rõ ràng và đầy sức hấp dẫn.

3.5 Hiệu quả kinh doanh

Nó cần phải liên kết trực tiếp với mục tiêu kinh doanh của thương hiệu. Phải thúc đẩy doanh số và tăng khách hàng mới hoặc tạo ra sự trung thành với khách hàng hiện tại.

3.6 Thích hợp với thị trường

Ý tưởng cần phải phù hợp với thị trường mà thương hiệu muốn tiếp cận. Và phải đưa ra một thông điệp phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu.

Xem thêm: 4 Tuyến Nội Dung Quan Trọng Cần Có Trong Content Plan

4. Các yếu tố cần có của một Big Ideas tốt

4.1 Mục tiêu

Cần phải định hướng rõ ràng mục tiêu kinh doanh của thương hiệu, từ đó xác định được những đặc điểm cần có để đạt được mục tiêu đó. Cụ thể, Big Ideas cần phải đưa ra một hướng đi rõ ràng, giúp thương hiệu tập trung vào những gì quan trọng nhất và cạnh tranh hiệu quả.

4.2 Triết lý của thương hiệu

Triết lý là những giá trị cốt lõi và tôn chỉ của thương hiệu. Ví vậy, ý tưởng cần phải phù hợp với triết lý của thương hiệu và giúp truyền tải những giá trị đó cho khách hàng một cách dễ dàng và hiệu quả.

Các yếu tố cần có của một big idea tốt

Các yếu tố cần có của một big idea tốt

4.3 Tính cách thương hiệu

Tính cách là hình ảnh, cảm nhận mà khách hàng có về thương hiệu. Vì vậy cần xây dựng ý tưởng phù hợp với tính cách của thương hiệu và giúp nâng cao hoặc xây dựng một hình ảnh tích cực về thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

4.4 Nhận diện thương hiệu

Big Ideas cần phải liên kết chặt chẽ với nhận diện thương hiệu và giúp nâng cao sự nhận diện của thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Bằng cách truyền tải một thông điệp rõ ràng về thương hiệu để khách hàng có thể dễ dàng nhận ra thương hiệu và sản phẩm.

4.5 Sự độc đáo

Cần phải có Big Ideas đột phá và khác biệt so với những gì đã có trên thị trường. Nó cần phải làm cho khách hàng ngạc nhiên và nhận ra sự khác biệt của thương hiệu so với đối thủ.

5. 4 bước để phát triển ý tưởng lớn

Bước 1: Bắt đầu với bản brief rõ ràng

Brief là tài liệu cung cấp thông tin về dự án hoặc sản phẩm cần quảng cáo. Nó bao gồm mục tiêu kinh doanh, đối tượng khách hàng, thông điệp cần truyền tải… Để phát triển một ý tưởng lớn, bản brief phải rõ ràng và chi tiết để giúp định hướng cho quá trình phát triển ý tưởng.

Có 2 vấn đề chính cần phải làm rõ thông qua việc briefing:

Thứ nhất, bạn muốn đạt được điều gì? Hãy nêu rõ những gì bạn muốn đạt được vào cuối chiến dịch để có được sự rõ ràng và tập trung tối đa.

Thứ hai, đối tượng của bạn là ai? Tiếp theo là phải xác định rõ ràng về đối tượng mục tiêu mà bạn muốn hướng tới. Nó bao gồm những điều họ thích, điều họ không thích, động lực và lối sống của họ

Xem thêm: 7 Cách Kiếm Tiền Từ Việc Viết Content Tại Nhà và Lưu Ý Quan Trọng

Bước 2: Khám phá insight khách hàng

Insight là một hiểu biết sâu sắc về khách hàng, giúp định hướng cho ý tưởng và giúp tạo ra kết nối tốt hơn giữa thương hiệu và khách hàng. Để tìm được insight, có thể sử dụng các phương pháp như khảo sát khách hàng, phỏng vấn hoặc quan sát khách hàng trong môi trường thực tế.

Insight là một hiểu biết sâu sắc về khách hàng, giúp định hướng cho ý tưởng và giúp tạo ra kết nối tốt hơn giữa thương hiệu và khách hàng

Insight là một hiểu biết sâu sắc về khách hàng, giúp định hướng cho ý tưởng và giúp tạo ra kết nối tốt hơn giữa thương hiệu và khách hàng

Bước 3: Tìm kiếm sự kết nối thương hiệu (brand connection)

Sự kết nối thương hiệu là việc tìm ra điểm chung hoặc mối liên hệ giữa sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu với khách hàng. Việc tìm kiếm sự kết nối thương hiệu sẽ giúp định hướng cho ý tưởng và giúp tạo ra một thông điệp truyền tải hiệu quả về sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu.

Bước 4. Trình bày ý tưởng một cách rõ ràng và ngắn gọn

Ý tưởng phải được trình bày một cách rõ ràng, đơn giản và ngắn gọn để thu hút sự chú ý của khách hàng. Việc sử dụng các hình thức trình bày hấp dẫn như infographic, video, hoặc hình ảnh sẽ giúp tăng tính thẩm mỹ và tạo sự ấn tượng cho khách hàng.

Khoá học miễn phí

ABC Content – Nhập môn Content Marketing

Bạn sẽ được học những kỹ thuật và nguyên tắc làm content thông dụng nhưng hiệu quả, có thể ứng dụng được ngay vào trong công việc.

Ví dụ: nếu bạn sử dụng Infographic thí nó có thể bao gồm một số lợi ích của sản phẩm, thông tin về khách hàng mục tiêu, và cách mà sản phẩm có thể giải quyết các vấn đề của khách hàng. Hay một video ngắn để giới thiệu sản phẩm và cách nó có thể giúp khách hàng của bạn.

6. Ví dụ big idea của các nhãn hàng

1. Trung Nguyên

Trung Nguyên không chỉ là một thương hiệu cà phê, mà còn là biểu tượng của nền văn hóa cà phê tại Việt Nam. Đằng sau “big idea” của Trung Nguyên là một câu chuyện về niềm đam mê của người sáng lập, ông Đặng Lê Nguyên Vũ, với hạt cà phê. Ông đã thấy tiềm năng của cà phê Việt Nam không chỉ là một nguyên liệu nông sản, mà còn là một phần của lối sống và văn hóa của người Việt Nam. Từ việc mở ra những cửa hàng cà phê đầu tiên, đến việc mở rộng quy mô sản xuất và xuất khẩu, Trung Nguyên luôn đặt mục tiêu vào việc tạo ra một không gian cà phê độc đáo, thú vị, nơi mà mọi người có thể cảm nhận được sự ấm áp và thư giãn của văn hóa cà phê Việt Nam.

2. Viettel

Viettel bắt đầu như một công ty viễn thông quân đội và đã trải qua một cuộc chuyển đổi lớn để trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu tại Việt Nam. Big idea của Viettel là kết nối mọi người, mọi nơi, và câu chuyện phía sau điều này là câu chuyện về việc mang lại dịch vụ viễn thông cho những khu vực xa xôi, những người dân vùng sâu vùng xa, đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Viettel không chỉ đưa dịch vụ viễn thông đến những nơi mà trước đây ít ai nghĩ đến, mà còn thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp viễn thông Việt Nam và mang lại cơ hội việc làm cho hàng nghìn người.

3. The Coffee House

The Coffee House ra đời với một sứ mệnh đơn giản nhưng mạnh mẽ: mang lại một cách mới để trải nghiệm cà phê. Câu chuyện của The Coffee House bắt đầu từ việc nhận thức được sự thay đổi trong gu ẩm thực và lối sống của giới trẻ Việt Nam. Thay vì chỉ tập trung vào việc phục vụ cà phê ngon, The Coffee House còn tạo ra không gian hiện đại, sáng tạo và thân thiện, nơi mà khách hàng có thể cảm nhận được sự trẻ trung và sôi động của văn hóa đô thị. Điều này đã giúp The Coffee House nhanh chóng trở thành một trong những thương hiệu cà phê phổ biến và được ưa chuộng nhất tại Việt Nam.

4. VinFast

“Big idea” của VinFast là “Xe hơi Việt Nam, tầm nhìn toàn cầu”. VinFast ra đời với mục tiêu tạo ra những sản phẩm ô tô và xe máy chất lượng cao, cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Câu chuyện của VinFast bắt đầu từ việc quyết tâm của Tập đoàn Vingroup – một trong những tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam – muốn xây dựng một thương hiệu ô tô và xe máy mang tên nước Việt, với chất lượng và thiết kế đạt chuẩn quốc tế. VinFast không chỉ tập trung vào việc phát triển sản phẩm, mà còn đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ và hạ tầng sản xuất, nhằm mang lại những sản phẩm có tính cạnh tranh cao và đáp ứng được nhu cầu của thị trường quốc tế. Đằng sau “big idea” của VinFast là lòng tự hào dân tộc và niềm tin vào khả năng cạnh tranh của người Việt.

5. Công ty TNHH MTV Dược phẩm Traphaco

“Big idea” của Traphaco là “Sức khỏe là trên hết”. Traphaco không chỉ là một công ty dược phẩm lớn tại Việt Nam mà còn là một phần của hệ thống chăm sóc sức khỏe của cộng đồng. Câu chuyện của Traphaco bắt đầu từ cam kết của họ với việc cung cấp các sản phẩm dược phẩm và thảo dược chất lượng cao, an toàn và hiệu quả cho người tiêu dùng. Traphaco không chỉ tập trung vào việc phát triển sản phẩm mà còn đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ, để mang lại những giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện và tiện ích cho người dân. Đằng sau “big idea” của Traphaco là sứ mệnh cao cả về sức khỏe cộng đồng và lòng trách nhiệm với xã hội.

Kết luận

Big Ideas là những ý tưởng sáng tạo, độc đáo và gợi cảm hứng cho chiến dịch tiếp thị và việc phát triển ý tưởng lớn không phải là điều dễ dàng. Với những chia sẻ trên, hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về Big Ideas cũng như biết được cách để phát triển ý tưởng lớn đạt được mục tiêu mong muốn.

Bạn có thể tham khảo khoá học ABC Content hoàn toàn miễn phí. Khoá học này giúp bạn nắm đươc những kỹ thuật và nguyên tắc làm content thông dụng nhưng hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

1. Vai trò của Big Ideas là gì?

  • Tạo sự khác biệt
  • Tạo cảm hứng và kích thích
  • Tăng độ nhận thức và tạo ấn tượng
  • Hướng tới mục tiêu kinh doanh
  • Thúc đẩy doanh số
  • Hướng tới đối tượng khách hàng
  • Tạo niềm tin và lòng trung thành

2. Thế nào là Big ideas tốt?

  • Có sự đột phá và khác biệt
  • Có tính nhất quán
  • Có sự tương tác
  • Dễ nhớ
  • Có hiệu quả kinh doanh
  • Thích hợp với thị trường

3. Các yếu tố cần có của một Big Ideas tốt

  • Cần phải định hướng rõ ràng
  • Ý tưởng cần phải phù hợp với triết lý của thương hiệu
  • Xây dựng ý tưởng phù hợp với tính cách của thương hiệu
  • Big Ideas cần phải liên kết chặt chẽ với nhận diện thương hiệu
  • Big Ideas đột phá và khác biệt so với những gì đã có trên thị trường

4. Các bước để phát triển ý tưởng lớn

  • Bước 1: Bắt đầu với bản brief rõ ràng
  • Bước 2: Khám phá insight khách hàng
  • Bước 3: Tìm kiếm sự kết nối thương hiệu (brand connection)
  • Bước 4. Trình bày ý tưởng một cách rõ ràng và ngắn gọn
Bài viết này có hữu ích với bạn không? Hãy cho tôi biết đánh giá của bạn nhé!
[Tổng: 1 Trung bình: 5]

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *