Website là gì? 4 Vai Trò Quan Trọng Của Website trong kinh doanh

bởi | 20/01/2021 | Website, Foundation, Level A


Trong thời đại số ngày nay, người ta thường nói “kinh doanh thì phải có website”. Nhưng website là gìwebsite dùng để làm gì, tại sao kinh doanh cần phải có website thì ít người trả lời đầy đủ và chính xác được. Bài viết này tôi sẽ chia sẻ với bạn những kiến thức cơ bản nhất về website, giúp bạn có lựa chọn đúng đắn.

Bài viết sẽ trả lời những thắc mắc sau:

  • Tại sao cần có website, từ đó bạn có thể cân nhắc xem mình có nên làm website hay không?
  • 3 thành phần chính để tạo nên một website là gì?
  • Người mới bắt đầu tiếp xúc với website thì nên làm thế nào?
  • Làm website ở đâu?
  • Nên sử dụng nền tảng nào?
  • Thời gian, chi phí bao nhiêu là hợp lý?

Bài viết: Cách tăng traffic cho website – vừa hỗ trợ website, vừa ra doanh số.

Website là gì? 4 vai trò quan trọng của website trong kinh doanh

 

Click để đăng ký theo dõi kênh Youtube ABCDigi marketing

1. Cửa hàng Online

cua-hang-truc-tuyen

Webiste là cửa hàng, văn phòng đại diện trên online của bạn, giúp khách hàng có nơi tìm hiểu sản phẩm, dịch vụ của bạn trên internet, giống như chúng ta cần một cửa hàng vật lý, showroom ở ngoài đời.

Khoá học miễn phí

Thiết Kế Website WordPress Cơ Bản Level A

- Bạn sẽ làm được 1 website cá nhân hoặc 1 trang web bán hàng đủ chức năng cần thiết bằng WordPress trong vòng 1 ngày.

- Bạn sẽ làm được website mà không cần biết code, chỉ cần kéo thả đơn giản.

Khi khách hàng cần tìm hiểu, tư vấn về sản phẩm dịch vụ thì họ sẽ tới cửa hàng của chúng ta. Trên internet cũng vậy, khi khách hàng cần tìm hiểu, tư vấn thông tin thì website sẽ là nơi đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Ví dụ: khi Iphone mới ra, thì nhiều tín đồ Iphone sẽ tìm hiểu thông tin về nó trên Google và các mạng xã hội Facebook, Youtube,… với các từ khóa như: Iphone 12 khi nào có ở Việt Nam, Iphone 12 giá bao nhiêu,…

Khi người dùng tra Google sẽ ra các kết quả quảng cáo và organic (không quảng cáo). Thì những kết quả đó chính là các link dẫn về các website. Người dùng sẽ vào các link đó để tìm hiểu thông tin và có thể sẽ mua hàng.

Nếu như những một vài trong những website đó là của chúng ta, thì tất nhiên chung ta có khả năng có thêm khách hàng. Bởi vì khi họ vào website của mình để đọc thông tin thì có khả năng sẽ mua hàng.

Còn nếu những website đó của đối thủ, thì có phải là mình có thể bị mất một số khách hàng tiềm năng đúng không nào.

Vì vậy nếu bạn không có website sẽ là một thiệt thòi rất lớn trên thị trường kinh doanh online đầy tiềm năng này. Nếu không có website thì bạn bị mất khách hàng vào tay của đối thủ khác.

2. Nhân viên bán hàng 24/7

nhan-vien-ban-hang-24-7

Website là một nhân viên tư vấn bán hàng 24/7, đa năng, luôn nghe nghe lời, ổn định, càng làm càng giỏi, càng làm càng hiệu quả. Không những ngồi không tư vấn mà còn đi kiếm khách hàng về cho mình.

Giống như bạn thuê nhân viên làm việc tại các cửa hàng vật lý. Trên internet, nếu khách hàng cần bất cứ thông tin gì liên quan đến sản phẩm, dịch vụ thì họ có thể xem trên website của bạn.

Website làm việc rất ổn định, càng hoạt động sẽ càng hiệu quả. Bởi vì, khi website hoạt động một thời gian thì chúng ta có những số liệu về khách hàng và hành vi, hành trình trải nghiệm của họ trên website để từ đó có những cách để tối ưu và gia tăng trải nghiệm cho khác hàng.

Ví dụ: khi khách hàng xem một trang sản phẩm nào đó, họ cuộn chuột đến 50% web rồi dừng và thoát ra. Thì chúng ta sẽ biết được vấn đề không ổn làm khách hàng không thích và điều chỉnh nội dung cho hợp lý, thu hút, làm khách hàng xem hết trang của mình.

Hoặc trang nào khách hàng thích đọc nhất, chúng ta có thể đặt các quảng cáo hoặc thông tin sản phẩm để tăng tỉ lệ chuyển đổi.

Nếu chúng ta chăm sóc website tốt, thì thứ hạng website trên Google sẽ tăng dần lên. Vì thế khi khách hàng search từ khóa liên quan đến sản phẩm của mình thì có khả năng sản phẩm của mình hiện lên trang nhất Google. Từ đó, chúng ta có một lượng traffic, khách hàng tự nhiên vào website.

3. Trung tâm các chiến dịch Digital Marketing

trung-tam-chien-dich-digital-marketing

Website là nền tảng trung tâm cho các chiến dịch Digital Marketing đa kênh bài bản.

Đến một thời gian nhất định, để phát triển kinh doanh, bạn sẽ triển khai hoạt động đa kênh như: Facebook Marketing, Youtube, Google, Email,…để tìm kiếm khách hàng.

Website giống như là “cái rổ lớn” để đựng những thông tin khách hàng từ những kênh khác đổ về. Từ đó, website sẽ phân loại, tracking khách hàng, đưa ra các thông điệp để chuyển đổi khách hàng.

Những nền tảng như Facebook, Youtube, Tiktok,…đều là nền tảng của người khác, chúng ta đang “chơi” trên sân nhà người ta thì phải tuân thủ luật chơi của họ. Ví dụ: bạn có thể bị xóa fanpage, bị khóa kênh Youtube bất cứ lúc nào vì một lý do khó hiểu nào đó hoặc thậm chí không cần lý do gì vẫn bị khóa.

Còn website chính là tài sản của mình, nên chúng ta cần dùng website làm trung tâm của các chiến dịch Digital Marketing để kéo traffic và chuyển đổi khách hàng trên website.

4. Nơi theo dõi hành vi khách hàng

theo-doi-hanh-vi-khach-hang

Website là nơi chúng ta theo dõi hành vi của khách hàng. Giúp chúng ta hiểu khách hàng hơn. Từ đó có thông điệp quảng cáo chính xác hơn.

Khi khách hàng được kéo từ những kênh khác về website, thì chúng ta biết được họ đang ở giai đoạn nào trong quá trình mua hàng. Lúc đó chúng ta có thể tư vấn, cung cấp thông tin chính xác nhất đến với khách hàng.

Đối với các chiến dịch Digital Marketing bài bản, chúng ta nên thực hiện tập trung về website. Đây có thể coi là phương pháp chính xác và tối ưu nhất cho ngân sách marketing.

Khi chúng ta tracking được trạng thái, hành vi của khách hàng thì có thể mở rộng tệp khách hàng. Không những “đánh” vào những khách hàng đang có nhu cầu lớn nữa, mà những khách hàng mới có nhu cầu, thậm chí những khách hàng còn chưa có nhu cầu vẫn đánh được. Khi đó bạn khó có thể tưởng tượng được lượng khách hàng lớn đến mức nào.

Với lượng khách hàng lớn như vậy, chúng ta sẽ chuyển đổi từ từ để biến họ từ chưa có nhu cầu thành khách hàng tiềm năng để bán hàng cho họ.

Trên đây là 4 vai trò hết sức quan trọng của website. Tiếp theo tôi chia sẻ về 3 thành phần tạo thành website và chi phí để tạo ra một website hoàn chỉnh.

Xem thêm: 

SEO là gì? Bản chất của SEO? Ai & khi nào nên làm SEO?

3 Nhóm Yếu Tố SEO Quan Trọng Nhất 2020

5 Trường Phái SEO – Lính Mới nên chọn cái nào?

3 thành phần chính của website

 

Click để đăng ký theo dõi kênh Youtube ABCDigi marketing

1. Tên miền – Domain

Domain là địa chỉ cửa hàng của bạn trên internet. Giống như cửa hàng vật lý thì bạn có địa chỉ nhất định, thì trên internet website của bạn cũng có địa chỉ riêng để người dùng có thể vào được website để xem thông tin.

Ví dụ: abcdigi.marketing, vnexpress.vn, dantri.com.vn

ten-mien-domain

Những thành phần sau dấu chấm “.” như: .com, .vn, .net,… gọi là đuôi tên miền. Có 2 dạng tên miền:

Tên miền Việt Nam: .com.vn, .vn, … là những tên miền thuộc Nhà nước Việt Nam quản lý. Khi đăng kí phải khai báo đầy đủ thông tin của mình cho cơ quan quản lý

Với tên miền .vn, nếu chúng ta sai pháp luật sẽ bị thu hồi tên miền đó.

Tên miền quốc tế: .com, .net, …những đuôi không phải .vn. Những tên miền này chúng ta được toàn quyền sở hữu mà không ai có thể thu lại được.

Xem thêm: Hướng dẫn toàn tập cách chọn Domain phù hợp để kinh doanh và làm SEO

Những nơi có thể mua tên miền: namecheap.com – đây là nơi tôi ưu tiên để mua tên miền Quốc Tế, matbao.net, timdomain.com. Với những tên miền .vn có giá 750.000 cho năm đầu tiên, 450.000 cho những năm tiếp theo. Còn những tên miền quốc tế có giá khoảng 280.000 – 800.000/năm. Có những tên miền đặc biệt lên tới vài triệu hoặc những tên miền giảm giá chỉ vài usd thôi.

2. Hosting

Là nơi chúng ta cài đặt website. Giống như cửa hàng vật lý, chúng ta cần mặt bằng để xây cửa hàng. Trên internet hosting là nơi xây website. Chúng ta có thể mua hosting lớn để xây nhiều website trên đó. Giống như thuê một miếng đất lớn để xây nhiều cửa hàng vậy.

Website càng nhiều traffic (người truy cập) thì cần phải có hosting lớn, giống như diện tích cửa hàng vậy, cửa hàng muốn phục vụ nhiều khách một lúc thì diện tích phải rộng. Nếu lượng traffic lớn vào website nhưng hosting nhỏ thì có nguy cơ chậm web thậm chí là sập web.

mua hosting tang website fb

Những nơi mua hosting:

Hosting việt nam: Azdigi – đây là hosting tôi đang sử dụng và rất hài lòng với chất lượng host cũng như chăm sóc khách hàng, Matbao, inet, Pavietnam,…

Hosting quốc tế: Siteground, A2Hosting, Namecheap,…

Khác nhau giữa hosting Việt Nam và quốc tế:

Dùng hosting Việt Nam giống như bạn đang sống tp.hcm và xây cửa hàng ở Quận 1, còn hosting quốc tế thì xây cửa hàng ở Vũng Tàu. Vì vậy thời gian truy cập vào web có hosting Việt Nam sẽ nhanh hơn hosting quốc tế, tuy nhiên nếu website được tối ưu tốt thì khoảng chênh lệch này rất nhỏ, có khi không cảm nhận được.

Hosting Việt Nam thường sẽ mắc hơn hosting quốc tế. Nếu bạn mới làm website, tôi khuyên bạn nên mua hosting Việt Nam để được hỗ trợ dễ dàng hơn. Nếu lượng traffic dưới 10.000/tháng thì bạn nên mua hosting 500.000 – 1tr/năm là được. Không cần dùng hosting lớn ban đầu vì sẽ lãng phí tiền bạc.

3. Giao diện & Chức năng – Bộ Source

Giao diện là thứ khách hàng nhìn thấy và tương tác ở trên website.

Giống như trang trí nội thất, trang thiết bị của cửa hàng vậy. Source là những thứ để xây nên giao diện và chức năng website của bạn.

Có 2 loại source

Source tự code: Thuê nhân viên thiết kế giao diện web sau đó gửi cho nhân viên IT để viết chương trình (code) để xây website cho bạn. Giống như thiết kế bản vẽ rồi giao cho thợ để xây dựng nhà vậy. Lúc đó bạn sẽ tốn thời gian để chính sửa, thiết kế, tốn nhiều chi phí khác.

Ngoài ra, nếu bạn là người mới làm website thì sẽ chưa hiểu người dùng trên website, bạn sẽ khó tối ưu được trải nghiệm người dùng.

Còn ưu điểm là web xây theo ý của mình, muốn biến hóa hoặc thay đổi như thế nào đều được, nhưng bạn phải phụ thuộc vào người làm web và chi phí cao, ít nhất là hơn 10 triệu/web thì mới chất lượng.

Source có sẵn: là những giao diện & chức năng đã có sẵn chức năng rồi, bạn chỉ cần mua về và xài thôi. Khuyết điểm là độ tùy biến hơi thấp: bạn khó thay đổi giao diện của nó: font chữ, bố cục,… Bạn có thể trả thêm phí để chỉnh sửa giao diện hoặc tích hợp thêm chức năng khác.

nền tảng website có sẵn

Bạn nên xài loại website này một thời gian để có doanh thu và hiểu hành vi người dùng. Khí đó trong lúc web cũ đang chạy, bạn có thể xây web mới theo ý của bạn rồi chuyển web cũ sang web mới. Giống như bạn nâng cấp cửa hàng vậy.

Có 3 loại nền tảng website

1. Web tự code:

Bạn cần biết kĩ thuật IT để xây dựng web.

2. Nền tảng mở WordPress, Jomla

30% website trên thế giới sử dụng WordPress. Ưu điểm của nền tảng này là ai cũng có thể tự làm được website. Bạn cần bỏ ra kha khá thời gian để tìm hiểu thì sẽ làm được.

Khuyết điểm: chức năng chưa đầy đủ lắm, bảo mật thấp, cần biết chút ít kĩ thuật. Nhưng nếu bạn muốn có đủ chức năng bán hàng, xử lý đơn hàng thì bạn phải hiểu sâu hơn vào kĩ thuật. Nếu bạn muốn thành thạo WordPress thì thời gian bạn học khoảng 1 – 2 năm.

3. Nền tảng có sẵn

Haravan, Chili, Websieutoc, itop.website, Sapo là những công ty đã xây những nền tảng web để chúng ta sử dụng.

Ưu điểm: xây dựng nhanh, không cần biết kĩ thuật, bảo mật cao, đủ chức năng cần thiết, giá hợp lý, nếu có vấn đề, sẽ được đội ngũ tư vấn hỗ trợ.

Khuyết điểm: tùy biến thấp. Xây giao diện hoặc thêm chức năng theo ý mình hơi khó, nhưng vẫn làm được nếu bạn bỏ ra chi phí để thuê các đơn vị làm web bên ngoài để xây thêm.

Xem thêm:

Hướng dẫn SEO (p2) : Nghiên Cứu Từ Khóa & lên Kế Hạch Nội Dung

7 Bước & 8 Lưu Ý Viết Bài Chuẩn SEO – Chi tiết và đơn giản

Lời kết

Vậy là tôi đã giới thiệu với bạn những kiến thức cơ bản về website. Nếu bạn là người mới dùng website, bạn nên dùng nền tảng có sẵn để nhanh sử dụng vào kinh doanh. Sau khi đã có kiến thức và kinh nghiệm thì hãy xây web theo ý mình.

Nếu bạn muốn xây web ngon ngay từ đầu thì đừng bao giờ thuê làm web dưới 10tr. Không có cái gì ngon bổ rẻ cả.

Nếu bạn muốn làm web trên nền tảng WordPress thì nên thuê người quản lí web am hiểu về WordPress để xử lý sự cố web.

Tôi mong răng sau bai viết này bạn đã hiểu website là gì, vai trò của website trong kinh doanh, những thành phần của nó và biết được rằng mới bắt đầu làm web thì bắt đầu từ đâu. Chúc bạn thành công.

Bài viết này có hữu ích với bạn không? Hãy cho tôi biết đánh giá của bạn nhé!
[Tổng: 37 Trung bình: 4.6]

Nhận Thông Báo Nội Dung Mới 

ABC Digi xuất bản nội dung mới hàng tuần, chúng tôi sẽ cập nhật cho bạn qua email 1 lần/tuần. Hoàn toàn miễn phí. Hãy điền thông tin để nhận thông báo.

Nếu bạn bất kỳ câu hỏi hay góp ý nào, bạn hãy bình luận bên dưới, hoặc bạn có thể vào Group FB Cộng Đồng ABC Digi để hỏi đáp & thảo luận các vấn đề về Digital Marketing.

0 Lời bình

Loading...