Recap workshop Digital Marketing – from Beginner to Controller

bởi | 11/05/2023 | News


Đây là những thứ Đức ấn tượng nhất trong các phần chia sẻ trong workshop chủ nhật vừa rồi:

1. Phẩm chất cần có ở người làm marketing:

– Thực sự muốn làm marketing
– Tính tò mò, không ngừng khám phá, học hỏi
– Sự chi tiết trong công việc
– Tư duy sẵn sàng cho đi thật nhiều trước khi nhận lại, luôn hướng tới giải quyết vấn đề nào đó cho khách hàng, xã hội.
– Biết cảm nhận cái đẹp, cái hay

Phẩm chất cần có ở người làm marketing

Phẩm chất cần có ở người làm Marketing

2. Cách trở thành Brand Manager ở các công ty FMCG (hàng tiêu dùng nhanh)

Nếu muốn làm brand manager của 1 nhãn hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), bạn cần phải yêu thích việc tạo ra một sản phẩm và thấy sự xuất hiện của nó trên thị trường, được người tiêu dùng đón nhận. Quá trình này cần rất nhiều sự kiên nhẫn và nỗ lực. Cần ít nhất khoảng 2 năm để đưa 1 sản phẩm từ ý tưởng ra tới thị trường.

Cách trở thành brand manager ở các cty FMCG (hàng tiêu dùng nhanh)

Cách trở thành Brand Manager ở các công ty FMCG (hàng tiêu dùng nhanh)

Có 2 lộ trình để trở thành brand manager tại các công ty FMCG:

Cách thứ nhất là bạn tham gia các chương trình Management Trainee của các tập đoàn lớn. Chương trình này dành cho những bạn mới ra trường. Có tỷ lệ chọi rất cao, với những tập đoàn nối tiếng như Unilever, một năm có hàng ngàn hồ sơ đăng ký, nhưng có khi không ai được nhận. Hầu như tập đoàn FMCG nào cũng có chương trình này. Với cách này, bạn sẽ cần khoảng 3-5 năm để thành brand manager.

Cách thứ hai là bắt đầu từ các vị trí thực thi thông thường trong phòng marketing của các cty FMCG và từ từ thăng tiến. Lộ trình này sẽ cần 5-7 năm để trở thành brand manager.

3. Làm việc ở Agency hay Client

Ở Agency:

– Được làm nhiều sản phẩm, nhiều thị trường
– Được tiếp cận những “bí kíp” chỉ có ở Agency
– Bạn sẽ có kiến thức và kỹ năng rất sâu về mảng agency bạn làm hoạt động
– Khối lượng và áp lực công việc thường quay cuồng hơn khi làm ở Client

Làm việc ở Agency hay Client

Làm việc ở Agency hay Client

Ở Client:

– Làm chuyên sâu về 1 sản phẩm, 1 thị trường
– Tiếp cận quy trình kinh doanh đa dạng nhiều phòng ban
– Sau một thời gian có khả năng bị chán

Có nhiều bạn sẽ chọn bắt đầu làm ở Agency khoảng 2-4 năm, sau khi nắm được “bí kíp” thì sẽ qua 1 Client làm quản lý.

Có bạn lại chọn làm từ Client (các công ty lớn) để có được trải nghiệm làm việc chuyên nghiệp, quy trình, quy củ và được tiếp cận tư duy kinh doanh rộng hơn. Sau đó chuyển sang Agency để phát triển dịch vụ cho những khách hàng kinh doanh sản phẩm tương tự như khi làm ở Client.

Ngoài ra, rất nhiều người sẽ gắn bó chỉ với Client hoặc Agency.

4. Nên trở thành fullstack digital marketer hay đi chuyên sâu 1 mảng

Fullstack không có nghĩa là bạn phải giỏi tất cả. Không cần như vậy, Bạn chỉ cần giỏi 1-2 kênh, những kênh còn lại thì phải nắm được yếu tố nền tảng để làm tốt những kênh đó. Trở thành fullstack là 1 điều kiện quan trọng để lên cấp quản lý như digital marketing manager, marketing manager/director.

Nên trở thành fullstack digital marketer hay đi chuyên sâu 1 mảng

Nên trở thành Fullstack Digital Marketer hay đi chuyên sâu 1 mảng

Nếu bạn không thành fullstack, thì bạn sẽ rất khó để quản lý công việc của nhân viên cũng như thuê ngoài. Ngoài ra, nếu bạn muốn thành quản lý, thì bạn phải có khả năng làm việc với con người, quản lý con người, giao tiếp, đàm phán, thuyết trình…

Nếu bạn thấy rằng những kỹ năng làm việc với con người không phải là thứ mà bạn tự tin. Thì bạn cũng có thể đào sâu vào 1 kênh nhất định, trở thành chuyên gia của kênh đó.

5. Nên lựa chọn công việc như thế nào

Nên chọn công việc theo tính cách của mình, mỗi kênh trong digital marketing sẽ phù hợp với tính cách nhất định. Bạn muốn biết 1 kênh nào đó cần tính cách ra sao, thì bạn nên hỏi những người đã làm lâu năm trong kênh đó.

Nên lựa chọn công việc như thế nào

Nên lựa chọn công việc như thế nào

Nếu bạn chưa định hình được tính cách của mình. Thì hãy chọn công việc theo sở thích. Mình thích thì mình làm thôi. Cố gắng làm và học hết sức trong 6 tháng rồi review lại xem mình có thực sự thích kênh này không, mình có thể theo nó 3 – 5 năm nữa không?

Nếu không thì bạn nên chọn thử một kênh khác.

6. Thương hiệu cá nhân (THCN) cho người mới đi làm

– Thương hiệu cá nhân (THCN) là những dấu hiệu để người khác yêu thương, tin tưởng mình và từ đó tạo ra hiệu quả thương mại.
– Bạn phải nói với thế giới bạn là ai, bạn giỏi gì, bạn làm được gì thì người khác mới biết mà liên hệ bạn khi cần.
– Với những bạn làm công ăn lương, THCN giúp bạn được nhìn nhận đúng hơn về năng lực.
– Với người làm freelancer, THCN là thứ mang lại khách hàng.

Thương hiệu cá nhân cho người mới đi làm

Thương hiệu cá nhân cho người mới đi làm

Nên bắt đầu việc xây dựng THCN từ việc bạn đang làm, và hãy làm nó thật tốt. Hãy xác định những giá trị, tính cách cốt lõi của bản thân để xây dựng THCN từ chúng. Đây là quá trình lâu dài, cần nhiều thời gian, thử sai trước khi bạn tìm ra 1 bộ giá trị đúng nhất với bản thân mình. Quan trọng là chúng ta cứ phải làm, cứ làm đi rồi sửa sau.

7. Lộ trình nghề nghiệp

Thứ nhất, bạn cần xác định điểm hiện tại của mình là gì. Bạn đang làm gì, khả năng của bạn như thế nào, bạn thích gì, ghét gì….

Lộ trình nghề nghiệp

Lộ trình nghề nghiệp

Thứ hai là xác định mục tiêu cho 1,2, hoặc 5 năm tới. Mục tiêu về công việc, thu nhập, kiến thức… Khi có 2 điều này, bạn sẽ có thể thiết kế lộ trình nghề nghiệp tốt hơn. Tiếp đó, bạn nên tham khảo ý kiến của những người đã thành công so với mục tiêu của bạn, hoặc bạn có thể dùng các dịch vụ Khai Vấn Sự Nghiệp (Career Coach).

8. Tâm sự Freelancer

Làm freelancer không thực sự tự do lắm đâu. Đi làm công thì khi nghỉ phép, cuối tuần có thể nghỉ ngơi thoải mái, tạm quên công việc. Còn làm freelancer thì phải đau đáu công việc suốt.

Đi làm công thì có thể nghỉ một thời gian (có thể vài tuần hoặc vài tháng) rồi đi làm lại. Làm freelancer mà nghỉ 1 thời gian là coi như mất hết khách.

Tâm sự Freelancer

Tâm sự Freelancer

Làm freelancer chính là làm hết từ công việc chuyên môn, tới bán hàng, chăm sóc khách hàng…

Cái thú vị nhất của làm freelancer là khả năng “control” công việc. Bạn được quyền chọn khách, chọn việc để làm và cách làm việc. Được quyền đưa ra luật chơi của riêng mình.

9. Tư duy làm marketing/content

Hãy coi sản phẩm của cty/khách hàng là đứa con tinh thần của họ. Chúng ta làm marketing cho sản phẩm đó, giống như chúng ta là 1 người dì, một người cô, cậu đang chăm sóc và kể chuyện về đứa cháu thân yêu của mình. Đây là cách mô tả một tư duy đúng đắn trong marketing mà mình rất thích.

Tư duy làm marketing/content

Tư duy làm marketing/content

10. Đây không phải là về nội dung

Mà đây là sự kiên nhẫn và chịu đựng của các bạn ở tới phút chót của workshop. Phải hơn 80% ở lại chụp hình cho dù hội trường rất nóng do máy lạnh bị hỏng. Đây là điều mà Đức rất trân quý.

Dù bạn tham gia online hay offline, Đức cũng cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã ủng hộ workshop nhiệt tình.

Sơ sơ vài ý như vậy, còn bạn thì sao? Bạn thấy tâm đắc nhất, còn nhớ nhất điều gì trong workshop ngày hôm chủ nhật vừa rồi?

Bạn thấy tâm đắc nhất, còn nhớ nhất điều gì trong workshop vừa rồi?

Bạn thấy tâm đắc nhất, còn nhớ nhất điều gì trong workshop vừa rồi?

Mong rằng sau workshop, bạn sẽ nắm được những “từ khóa quan trọng” để thiết kế và “control” con đường sự nghiệp của mình trong thế giới Digital Marketing nhiều biến động nhưng rất thú vị này.

Bài viết này có hữu ích với bạn không? Hãy cho tôi biết đánh giá của bạn nhé!
[Tổng: 0 Trung bình: 0]

Nhận Thông Báo Nội Dung Mới 

ABC Digi xuất bản nội dung mới hàng tuần, chúng tôi sẽ cập nhật cho bạn qua email 1 lần/tuần. Hoàn toàn miễn phí. Hãy điền thông tin để nhận thông báo.

Nếu bạn bất kỳ câu hỏi hay góp ý nào, bạn hãy bình luận bên dưới, hoặc bạn có thể vào Group FB Cộng Đồng ABC Digi để hỏi đáp & thảo luận các vấn đề về Digital Marketing.

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Loading...