Mức Lương Ngành Digital Marketing Có Thật Sự Cao Như Giang Hồ Đồn?

bởi | 01.12.2022 | Foundation


Digital Marketing vẫn luôn là một ngành khá hot và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Các bạn cũng có thể nghe phong phanh đâu đó rằng đây là nghề thuộc nhóm việc nhẹ lương cao, cơ hội phát triển rộng mở nên lượng nhân sự đổ về chiếc phễu này càng ngày càng đông. Hôm nay hãy cùng ABC Digi kiểm tra và chứng thực xem mức lương trong ngành digital marketing là bao nhiêu, công việc cụ thể của họ là làm gì, có đúng như lời đồn không nhé!

Mức lương trong ngành Digital Marketing có thực sự cao và công việc có thật sự nhẹ?

Mức lương trong ngành Digital Marketing có thực sự cao và công việc có thật sự nhẹ?

I. Các công việc trong ngành Digital Marketing

1. Content

Content là công việc sáng tạo, tổng hợp, tìm hiểu và cung cấp nội dung cũng như thông tin gửi đến tất cả người xem và đặc biệt là khách hàng của thương hiệu.

Một content creator cần phải làm những việc sau:

  • Lên kế hoạch content cho các kênh của thương hiệu
  • Xây dựng, xét duyệt và quản lý nội dung trên các kênh
  • Quản lý các kênh digital
  • Sản xuất và biên tập nội dung truyền thông như báo, hình ảnh, bài viết social, quan hệ công chúng (public relationship – PR), seeding,…
  • Theo dõi nội dung để tối ưu và điều chỉnh cho phù hợp

Nghề content trong ngành Digital Marketing là nghề thuộc về những người thích chơi đùa với con chữ

Nghề content trong ngành Digital Marketing là nghề thuộc về những người thích chơi đùa với con chữ

Để hoàn thành được những đầu mục đã nêu trên, người làm content cũng cần phải trang bị những kỹ năng cần thiết như:

  • Kỹ năng viết lách và sử dụng ngôn từ
  • Kỹ năng sáng tạo
  • Kỹ năng nghiên cứu và khai thác thông tin
  • Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm
  • Kỹ năng quản lý thời gian
  • Kỹ năng tin học văn phòng

[divi_library_shortcode id=”35008″]

2. Performance (Facebook ads, TikTok ads, Google ads)

Nói một cách dễ hiểu, nhân viên performance trong ngành digital marketing sẽ là những người thực hiện và tối ưu các chiến dịch quảng cáo trên các nền tảng như Facebook, Google, TikTok để giúp doanh nghiệp đạt được kết quả mong muốn.

Cụ thể hơn, một nhân viên performance sẽ phải làm những công việc sau:

Thực thi các chiến dịch:

  • Khảo sát thị trường, phát triển các chiến lược marketing, kế hoạch về ngân sách, kế hoạch marketing
  • Lập kế hoạch cho chiến dịch dựa trên doanh số và KPI media như clicks, reach,…
  • Chạy, thực thi và tối ưu các chiến dịch quảng cáo trên các nền tảng search (Google Ads), Paid social (Facebook/ Instagram, Tiktok) hoặc các kênh hiển thị khác (YouTube ads, GDN v.v). Thường thì mỗi người sẽ chuyên 1 kênh và nắm cơ bản các kênh còn lại.
  • Đo lường, tối ưu và báo cáo kết quả tất cả chiến dịch digital marketing và đánh giá kết quả (ROI, CIR, CPO, CR)
  • Thực hiện nghiên cứu từ khóa, phân tích hàng hóa để tạo các chiến dịch ưu tiên và thu hút khách hàng mục tiêu

Báo cáo và tối ưu:

  • Phân tích các xu hướng và insights, và tối ưu ngân sách dựa trên insights
  • Xác định và báo cáo hàng ngày/ hàng tuần; dự toán doanh số và ngân sách hàng tháng/ quý
  • Theo dõi và phân tích dữ liệu chiến dịch để đạt các mục tiêu kinh doanh
  • Cập nhật xu hướng mới và kiến ​​thức liên quan của Marketing

Performance không đơn thuần chỉ là set camp ads đâu thôi nhé!

Performance không đơn thuần chỉ là set camp ads đâu thôi nhé!

Một nhân viên performance sẽ cần những kỹ năng sau để có thể làm tốt và tiến xa hơn:

  • Kỹ năng viết báo cáo
  • Kỹ năng phân tích số liệu
  • Kỹ năng nghiên cứu và khai thác thông tin
  • Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm
  • Kỹ năng tin học văn phòng
  • Kỹ năng quản lý thời gian
  • Chuyên môn cao về Facebook Ads và GG Ads

3. Thiết kế website

Nhân viên thiết kế website là người chịu trách nhiệm tạo ra thiết kế và bố cục của một trang mạng.

Trong một công ty, nhân viên thiết kế website sẽ phải làm những việc sau:

  • Tạo thiết kế giao diện web theo yêu cầu của khách hàng, trình bày và nhận phản hồi về các trang web dự thảo
  • Cập nhật với khách hàng về các yêu cầu hay tiến độ dự án
  • Cập nhật những bước phát triển công nghệ và phần mềm gần đây
  • Phát triển kỹ năng và chuyên môn về các ngôn ngữ lập trình hay phần mềm thích hợp như HTML, CSS và Javascript
  • Tạo ra các sản phẩm thân thiện với người dùng, hiệu quả và đẹp mắt

Web designer - phù thuỷ tạo nên hình dạng của một trang web

Web designer – phù thuỷ tạo nên hình dạng của một trang web

Và đây là một số kỹ năng cơ bản mà một web designer nên có:

  • Sử dụng thành thạo những công cụ thiết kế Photoshop, Illustrator, XD, Sketch… và các ứng dụng liên quan
  • Thành thạo các ngôn ngữ lập trình như HTML5/CSS3, Javascript…
  • Tư duy sáng tạo, thẩm mỹ cao
  • Có khả năng làm việc và hỗ trợ nhóm tốt
  • Tiếng Anh cơ bản

4. SEO

SEO – Search Engine Optimization – là việc sử dụng các công cụ, kỹ thuật để đưa website lên trang nhất của công cụ tìm kiếm khi người dùng thực hiện tìm kiếm bất kỳ từ khóa nào liên quan đến website đó.

Người làm SEO là người hiểu rõ và biết cách làm sao để website của doanh nghiệp xuất hiện trong top 10 của công cụ tìm kiếm Google.

Website của bạn muốn được nhiều người tìm đến thì nhất định phải nằm lòng kỹ thuật SEO này

Website của bạn muốn được nhiều người tìm đến thì nhất định phải nằm lòng kỹ thuật SEO này.

Chi tiết công việc của một SEO-er:

  • Phân tích đối thủ cạnh tranh
  • Nghiên cứu và xây dựng bộ từ khóa
  • Sáng tạo nội dung Content
  • Tối ưu SEO Onpage và SEO offpage
  • Quản trị website, xử lý các lỗi cơ bản trên website,…

Kỹ năng thiết yếu của một SEO-er:

  • Sử dụng tốt các công cụ phân tích website (Google Analytics, NetInsight, Omniture, WebTrends,…)
  • Hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng website và các thuật toán công cụ tìm kiếm
  • Có kiến thức về HTML và CSS
  • Có khả năng làm việc và hỗ trợ nhóm tốt
  • Liên tục cập nhật các kiến thức mới nhất về SEO/SEM

5. Thương mại điện tử (Tiki, Shopee, Lazada, Sendo,…)

Nhân viên kinh doanh thương mại điện tử là người thực hiện các hoạt động xây dựng, triển khai và quản lý các chiến lược kinh doanh nhằm đạt mục tiêu doanh số đã đề ra trên các nền tảng thương mại điện tử như website công ty, mạng xã hội, nền tảng mua sắm trực tuyến,…

Nhân viên thương mại điện tử - những kẻ đứng sau lấy tiền của chúng ta mà không thể kêu oan

Nhân viên thương mại điện tử – những kẻ đứng sau lấy tiền của chúng ta mà không thể kêu oan

Nhân viên thương mại điện tử sẽ phụ trách những phần công việc sau:

  • Quản lý, xây dựng kênh TM điện tử (Lazada, Tiki, Shopee, Sendo…)
  • Lên kế hoạch kinh doanh, phân tích thị trường, cập nhật giá, tồn kho các sản phẩm
  • Phối hợp với các bộ phận có liên quan trong việc xử lý phát sinh đơn hàng: giao nhận, kỹ thuật, bảo hành, kế toán, kinh doanh …
  • Tối ưu hóa các store trên các kênh thương mại điện tử (tối ưu chuẩn Seo, thu thập đánh giá của khách hàng để cải thiện sản phẩm, dịch vụ)
  • Tìm hiểu thông tin thị trường, đối thủ cạnh tranh,…

Kỹ năng mà các nhân viên trong mảng thương mại điện tử cần phải có:

  • Thành thạo tin học văn phòng và các công cụ quản lý kinh doanh cơ bản.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt, chủ động lắng nghe
  • Kỹ năng thuyết trình, truyền tải thông tin một cách rõ ràng, mạch lạc.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề

6. Quản lý website

Nhân viên quản trị web còn được gọi với tên gọi khác là web administrator, webmaster, web developer hay network and computer system administrator. Họ là người chịu trách nhiệm tất cả công việc liên quan đến hoạt động của một website, từ vận hành máy chủ, lập trình cho tới quản lý nội dung hiển thị trên website.

Thông thường chúng ta sẽ phân thành hai nhóm, một nhóm chuyên về kỹ thuật và một nhóm chuyên về nội dung.

6.1. Quản lý website thiên về kỹ thuật

Đối với nhóm chuyên về kỹ thuật, họ được yêu cầu cao hơn về kiến thức và kỹ năng IT.

Webmaster - như tên gọi của họ, phải "master" về "web"

Webmaster – như tên gọi của họ, phải “master” về “web”

Việc mà một quản lý website thiên về kỹ thuật phải làm là:

  • Sao lưu và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu.
  • Cài đặt hệ thống cập nhật nội dung lên website tự động hoặc thủ công.
  • Phân tích nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục khi tốc tộ tải web chậm và khi xảy ra các vấn đề liên quan khác
  • Đưa ra các tiêu chuẩn về hiệu suất và phương pháp tính toán hiệu quả hoạt động
  • Phát hiện, chuẩn hóa các cấp độ truy cập và bảo mật.
  • Phát hiện nguyên nhân các vấn đề trên website hoặc máy chủ và đề xuất biện pháp khắc phục
  • Thực hiện việc cập nhật, nâng cấp và vá lỗi kịp thời
  • Hỗ trợ khách hàng giải đáp những thắc mắc trong quá trình sử dụng web

Các kỹ năng cần thiết của họ:

  • Am hiểu về công nghệ phát triển website và Internet.
  • Kinh nghiệm xử lý các vấn đề phần cứng và phần mềm liên quan đến website (tường lửa, domain, máy chủ, mạng nội bộ,…).
  • Am hiểu các dịch vụ website và giao thức mạng như TCP/IP, LDAP, FTP, HTTP và HTTPS.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt bằng cả lời nói và văn bản.
  • Kỹ năng chăm sóc khách hàng tốt.
  • Kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập.

6.2. Quản lý website thiên về nội dung

Nhóm quản lý website thiên về nội dung sẽ yêu cầu cao hơn về việc sáng tạo và quản lý nội dung.

Công việc của một quản lý website thiên về nội dung:

  • Quản trị và cập nhật giao diện website
  • Xây dựng kế hoạch tối ưu website
  • Quản lý hosting và sao lưu dữ liệu
  • Đánh giá hoạt động của website
  • Kiểm tra tình trạng và sửa lỗi phát sinh
  • Sáng tạo, xét duyệt, chỉnh sửa, cập nhật và tối ưu nội dung
  • Tối ưu trải nghiệm và quảng bá website

Các kỹ năng cơ bản để làm tốt ở vị trí này:

  • Kỹ năng về ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS và mã Javascript,…
  • Sử dụng các công cụ quản trị website như Google Webmaster Tool, Google Analytics,…
  • Kiến thức về SEO và Digital Marketing
  • Biên tập hình ảnh và video
  • Kỹ năng viết

7. Social Media Marketing

Chuyên viên Mạng xã hội (Social Media Executive) là người chịu trách nhiệm quản lý hình ảnh doanh nghiệp trên các trang mạng xã hội.

Họ sẽ là người xây dựng niềm tin và hình ảnh của thương hiệu trong lòng khách hàng thông qua các chiến dịch Marketing, các nội dung đăng tải mỗi ngày, các cuộc trò chuyện tương tác với khách hàng,….Thông qua đó, họ có thể đồng thời lôi kéo lượng traffic và quảng bá doanh nghiệp trong cộng đồng.

Social media marketing - chúa tể "thao túng tâm lý" bằng nội dung trên các trang mạng xã hội

Social media marketing – chúa tể “thao túng tâm lý” bằng nội dung trên các trang mạng xã hội 

Công việc của một nhân viên Social Media:

  • Xây dựng chiến lược, sáng tạo nội dung để phát triển hệ thống Social (Facebook, Instagram, Youtube, Linkedin,..).
  • Lên kế hoạch, sản xuất, biên tập, kiểm duyệt, xuất bản và chia sẻ các nội dung tương tác hàng ngày trên hệ thống mạng xã hội của công ty.
  • Quản trị rủi ro, sự cố truyền thông liên quan đến công ty trên các trang mạng xã hội.
  • Theo dõi và phản hồi hợp lý trước các bình luận có liên quan đến sản phẩm/dịch vụ do công ty cung cấp.
  • Theo dõi, nghiên cứu và phân tích hoạt động của các đối thủ cạnh tranh trên các kênh Social.
  • Thu thập, phân tích số liệu và insights của người dùng trên các mạng xã hội để có tối ưu hợp lý.
  • Báo cáo, phân tích hiệu quả công việc theo campaign/ tuần/ tháng để đánh giá hiệu quả và có đề xuất phù hợp cho hệ thống Social

Kỹ năng cơ bản của một Social Media là:

  • Sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu social media
  • Có kiến thức cơ bản về thiết kế website, phát triển website, CRO và SEO
  • Hiểu về online marketing và các kênh marketing chính
  • Có khả năng viết lách, thuyết trình, tư vấn và giao tiếp tốt
  • Có khả năng quản lý

Xem thêm: Lộ Trình Tự Học Digital Marketing – From Zero to Hero

II. Triển vọng của nghề Digital Marketing

Trung bình người Việt Nam giành hơn 2 giờ đồng hồ mỗi ngày cho mạng xã hội, riêng giới trẻ là khoảng 7 giờ đồng hồ. Vậy nên có thể nói thế giới digital chính là miền đất hứa cho các doanh nghiệp tiếp cận đến khách hàng của mình và là vùng trời rộng lớn cho những người làm digital marketing vẫy vùng.

Như mình đã đề cập phía trên, trong ngành digital marketing có rất nhiều vị trí và mỗi một vị trí đều đóng vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp. Vậy nên dù bao nhiêu năm qua, digital marketing vẫn luôn là một ngành có triển vọng phát triển tốt và là chiếc phễu lớn hứng được rất nhiều nhân sự.

III. Lộ trình của nghề Digital Marketing

Để dễ hàng hình dung con đường phía trước, xác định vị trí hiện tại và mục tiêu nhắm đến trong tương lai khi đi trong nghề Digital Marketing, bạn cần phải biết được lộ trình phát triển của nghề. Ngoài ra, nắm chắc lộ trình này cũng sẽ giúp bạn hiểu được bạn cần chuẩn bị những gì để bước tiếp lên nấc thang nghề nghiệp cao hơn.

Internship (2-6 tháng) → Junior (1-2 năm) → Senior / leader (2-4 năm) → Digital MKT Manager (4-6 năm) → MKT Manager (trên 6 năm)

Lộ trình nghề nghiệp trong ngành sẽ giúp bạn xác định được vị trí hiện tại và cho bạn tầm nhìn của tương lai

Lộ trình nghề nghiệp trong ngành sẽ giúp bạn xác định được vị trí hiện tại và cho bạn tầm nhìn của tương lai

  • Internship: đây là vị trí nhập môn của các sinh viên mới ra trường hoặc những người mới chuyển ngành. Thông thường, bạn chỉ cần làm việc ở vị trí công việc tương đương trong khoảng 2-6 tháng là có thể chuyển thành nhân viên marketing.
  • Junior: Đây là vị trí của những người có kinh nghiệm tầm khoảng từ 1 đến 2 năm trong ngành.
  • Senior / leader: Thông thường, đây là vị trí của những người có ít nhất từ 2 đến 4 năm kinh nghiệm trong ngành.
  • Digital MKT Manager: Đây là vị trí cần những người có kinh nghiệm khoảng 4 đến 6 năm.
  • Marketing Manager: Vị trí này sẽ cần người có từ 6 năm kinh nghiệm trở lên.

IV. Mức lương trong ngành Digital Marketing theo cấp bậc

1. Mức lương thực tập

Tuỳ vào chính sách của mỗi công ty và khả năng thương lượng của mỗi người, mỗi thực tập sinh sẽ có mức lương không giống nhau. Nhưng thông thường, mức lương sẽ giao động từ 0 đến 3 triệu đồng mỗi tháng.

Xem thêm: Nên đi thực tập có lương hay không lương trong ngành Digital Marketing

2. Mức lương dựa theo công việc và kinh nghiệm

2.1. Mức lương cấp nhân viên

Content:

  • Dưới 1 năm: từ 7 đến 9 triệu một tháng
  • Từ 1 đến 2 năm: từ 9 đến 12 triệu một tháng
  • Trên 2 năm: từ 12 đến 20 triệu một tháng

Performance:

  • Dưới 1 năm: từ 8 đến 10 triệu một tháng
  • Từ 1 đến 2 năm: từ 9 đến 12 triệu một tháng
  • Trên 2 năm: từ 12 đến 20 triệu một tháng

Thiết kế website:

  • Dưới 1 năm: từ 3 đến 5 triệu một tháng
  • Từ 1 đến 2 năm: từ 8 đến 10 triệu một tháng
  • Trên 2 năm: từ 15 đến 20 triệu một tháng

SEO:

  • Dưới 1 năm: từ 5 đến 10 triệu một tháng
  • Từ 1 đến 2 năm: từ 8 đến 15 triệu một tháng
  • Trên 2 năm: từ 14 đến 30 triệu một tháng

Thương mại điện tử:

  • Dưới 1 năm: từ 5 đến 7 triệu một tháng
  • Từ 1 đến 2 năm: từ 9 đến 15 triệu một tháng
  • Trên 2 năm: từ 12 đến 30 triệu một tháng

Quản lý website:

  • Dưới 1 năm: từ 6 đến 8 triệu một tháng
  • Từ 1 đến 2 năm: từ 8 đến 12 triệu một tháng
  • Trên 2 năm: từ 12 đến 20 triệu một tháng

Social media marketing:

  • Dưới 1 năm: từ 7 đến 10 triệu một tháng
  • Từ 1 đến 2 năm: từ 10 đến 15 triệu một tháng
  • Trên 2 năm: từ 12 đến 20 triệu một tháng

2.2. Mức lương cấp quản lý

  • Vị trí digital marketing manager: từ 30 đến 50 triệu một tháng
  • Vị trí marketing manager: từ 40 đến 100 triệu một tháng

V. Cách tăng thu nhập cho marketer

Phía trên chính là mức lương cơ bản cho các vị trí trong ngành Digital Marketing. Tuỳ vào chi tiêu của mỗi cá nhân mà số tiền đấy có thể vừa đủ, có thể dư ra hoặc cũng có thể không đủ. Và dưới đây là một vài cách để bạn có thể nâng cao mức thu nhập của bản thân mình.

1. Thưởng hiệu quả công việc

Marketing là một ngành khá đặc thù, thu nhập không chỉ đến từ lương cứng mỗi tháng mà còn dựa vào tiền thưởng cho hiệu quả công việc của bạn. Vì vậy chỉ cần làm tốt và mang lại hiệu quả tốt thì bạn cũng đã có thêm một khoản thu nhập kha khá rồi đấy.

2. Nhận dự án ngoài

Hiện nay, nhiều công ty không đủ vốn để có thể xây dựng một team marketing nên các hoạt động cần thiết liên quan sẽ thường tìm kiếm thêm nguồn nhân lực bên ngoài. Qua đó, các bạn có thể nhận thêm các dự án ngoài này để tăng thêm thu nhập cho bản thân.

Dưới đây là một số công việc có thể nhận làm thêm như:

  • Content Creator: Viết nội dung website hoặc social, viết kịch bản,…
  • Thiết kế đồ họa
  • Cung cấp dịch vụ seo website
  • Thiết kế website
  • Chỉnh sửa nội dung và biên soạn lỗi – editor freelance

Và đây là một số nơi bạn có thể tìm các dự án:

  • Thông qua các mối quan hệ của bản thân hoặc được người quen giới thiệu
  • Thông qua các nền tảng tìm kiếm freelancer online như: Fiverr, Upwork, Vlance,…

Freelance chính là xu hướng công việc của giới trẻ

Freelance chính là xu hướng công việc của giới trẻ

Lời kết

Trên đây là thông tin về mức lương trong ngành digital marketing và cách các marketer có thể gia tăng thu nhập của mình. Mong rằng bài viết có thể hữu ích cho những người muốn tham gia vào thế giới của những digital marketer.

Bài viết này có hữu ích với bạn không? Hãy cho tôi biết đánh giá của bạn nhé!
[Tổng: 3 Trung bình: 5]

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *